Hãng AP cùng đài NBC News vừa được chứng kiến chuyến bay của một chiến đấu cơ F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển diễn ra tại căn cứ không quân Edwards.
Quốc tế

Chiến đấu cơ do AI điều khiển

Cẩm Bình 04/05/2024 10:32

Hãng AP cùng đài NBC News vừa được chứng kiến chuyến bay của một chiến đấu cơ F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển diễn ra tại căn cứ không quân Edwards.

Giữa trưa nắng chói chang, chiếc F-16 thử nghiệm màu cam và trắng cất cánh với tiếng gầm quen thuộc. Nhưng máy bay được điều khiển bởi AI và người ngồi ghế phi công là Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall.

chi00.jpg
F-16 do AI điều khiển - Ảnh: AP

Trận không chiến giả định diễn ra tại căn cứ không quân Edwards nằm ngoài sa mạc. Đội ngũ phi công huấn luyện AI cách chiến đấu. Bộ trưởng Kendall đến đây để xem AI bay thực tế, ông khẳng định trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong tác chiến tương lai.

“Sẽ là một rủi ro an ninh nếu không có AI. Ở thời điểm này chúng ta phải có nó”, theo Bộ trưởng Kendall.

Chiếc F-16 thử nghiệm mang tên Vista, chở Bộ trưởng Kendall di chuyển với vận tốc 885 km/giờ. Máy bay gần như áp sát một chiếc F-16 khác do người điều khiển khi cả hai rượt đuổi nhau ở độ cao 300 mét, thực hiện nhiều cú lượn nhằm cố gắng ép đối phương vào vị trí dễ bị va chạm.

Kết thúc trận không chiến giả định kéo dài 1 giờ đồng hồ, Bộ trưởng Kendall tươi cười bước ra khỏi buồng lái. Những gì thấy được qua chuyến bay khiến ông tin tưởng AI đủ sức tham gia chiến đấu.

Ý tưởng cho AI tham gia chiến đấu nhận phải ý kiến phản đối mạnh mẽ. Giới chuyên gia kiểm soát vũ khí cùng nhiều tổ chức nhân đạo lo ngại một ngày nào đó hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ tự động tấn công không cần con người ra lệnh, họ kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn nỗ lực ứng dụng AI vào phát triển vũ khí. Tuy nhiên Bộ trưởng Kendall đảm bảo khi sử dụng vũ khí luôn phải có con người giám sát.

chi01.jpg
Trận không chiến giả định vừa diễn ra ngày 2.5 - Ảnh: AP

Dự án phát triển AI điều khiển chiến đấu cơ được thúc đẩy bởi tình hình an ninh, chi phí lẫn năng lực quân sự. Hiện nay các đối thủ như Trung Quốc không hề thua kém Mỹ về năng lực phòng không, tác chiến điện tử cũng như tác chiến không gian. Đặc biệt không quân Trung Quốc còn đang trên đà vượt qua Mỹ về quân số và số lượng máy bay không người lái (UAV).

Nhóm phụ trách huấn luyện AI trên Vista cho biết ngoài Mỹ chưa có quốc gia nào sở hữu chiến đấu cơ do trí tuệ nhân tạo điều khiển. Trước tiên hệ thống học hỏi từ dữ liệu trên máy tính mô phỏng, sau đó ứng dụng lúc bay thực tế. Hoạt động bay thực tế lại cung cấp dữ liệu để hệ thống học hỏi.

Trung Quốc có AI, nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy nước này tìm ra cách chạy thử nghiệm hệ thống bên ngoài máy tính mô phỏng.

Trận không chiến giả định đầu tiên của Vista là vào tháng 9.2023, từ đó đến nay máy bay thực hiện thêm khoảng 20 lần huấn luyện nữa. AI học hỏi nhanh đến mức đã có thể đánh bại phi công người thật.

Đội ngũ phi công nhận thức rõ họ đang tạo ra “người” thay thế mình, tuy nhiên họ không muốn phải đối phó với chiến đấu cơ do AI điều khiển của kẻ địch ngoài chiến trường nếu Mỹ không phát triển trước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến đấu cơ do AI điều khiển