Từng chuyến bay đón người về phải được các bộ, ngành liên quan thống nhất và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Chuyến bay đón công dân về nước phải được 5 Bộ thống nhất, Thủ tướng quyết định

Lam Thanh | 14/01/2021, 20:48

Từng chuyến bay đón người về phải được các bộ, ngành liên quan thống nhất và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Ngày 14.1.2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cung cấp thông tin về kế hoạch các chuyến bay đưa công dân về nước trong thời gian tới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

don-nguoi.jpg
Chuyến bay đón công dân về nước

“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không trong và ngoài nước, cho đến nay đã tổ chức 299 chuyến bay đưa hơn 80.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Việc đưa công dân về nước phải phù hợp với tình hình dịch bệnh diễn ra trên thế giới và trong nước cũng như năng lực cách ly trong nước”, bà Hằng nói.

Bà Hằng cũng cho biết do chủng mới của vi-rút COVID-19 xuất hiện và lây lan nhanh ở một số nước trên thế giới, vừa qua ngày 5.1.2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản ban hành yêu cầu hạn chế các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay cho đến Tết Nguyên đán.

Trường hợp thực sự cần thiết, từng chuyến bay đón người về phải được các Bộ, ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đưa những công dân có nhu cầu thực sự khẩn thiết về nước đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cũng như năng lực cách ly trong nước.

Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị cập nhật thông tin tình trạng công dân Việt Nam trên tàu Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị Iran bắt giữ, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Theo sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc và Iran đã chủ động trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị đảm bảo an toàn, sức khỏe và điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho các thuyền viên Việt Nam. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng đã gặp, trao đổi trực tiếp với Đại sứ quán Iran tại Hà Nội về việc này”.

Bà Hằng cho hay, theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, Đại sứ quán đã liên hệ được với 2 thuyền viên Việt Nam. Hiện nay, 2 thuyền viên nói trên đều có tình trạng sức khỏe tốt và tinh thần ổn định. Dự kiến vào ngày 18.1.2021, Đại sứ quán sẽ được phía Iran tạo điều kiện thăm lãnh sự các thuyền viên nói trên.

“Bộ Ngoại giao cũng như các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo dõi sát vụ việc và thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các thuyền viên”, bà Hằng nói.

Bài liên quan
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine
Chiều 21.11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyến bay đón công dân về nước phải được 5 Bộ thống nhất, Thủ tướng quyết định