Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus gây ra đang diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, nhiều mặt hàng thiết yếu như: khẩu trang, nước sát trùng, mặt hàng rau củ quả và đồ khô đã được một số gia đình mua, tích trữ. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải như vậy không?

Có nên lo thiếu thực phẩm khi đối phó với dịch coronavirus?

04/02/2020, 17:14

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus gây ra đang diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, nhiều mặt hàng thiết yếu như: khẩu trang, nước sát trùng, mặt hàng rau củ quả và đồ khô đã được một số gia đình mua, tích trữ. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải như vậy không?

Mấy ngày gần đây, nhiều người tiêu dùng đã mua sẵn thực phẩm về tích trữ - Ảnh: TN

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội đã chia sẻ những bức ảnh khan hàng trong siêu thị tại Hà Nội, khiến không ít người dân lo lắng. Theo ghi nhận của PV tại một số siêu thị ở Hà Nội, số lượng người đi chợ siêu thị tăng mạnh mấy ngày gần đây trước những lo ngại dịch coronavirus.

Tại các quầy hàng rau xanh, đồ ăn tươi sống, hoa quả... lượng người mua sắm đông đúc hơn so với các quầy khác. Qua trao đổi, đa số người dân đều muốn mua về tích trữ trong nhà do sợ các nhà cung cấp cạn lương thực, một phần cũng ngại đi ra đường hay đến chỗ đông người nhiều trong thời điểm tâm dịch bùng phát như hiện nay.

Trước những lo lắng của người dân về tình hình cung cấp lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trao đổi với báo chí cho biết liên quan đến các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm khác như lương thực, thực phẩm, rau quả… Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước đã làm việc với các nhà phân phối lớn như: VinMart, Big C, Sài Gòn Coop… và những nhà sản xuất để có kịch bản, phương án đáp ứng đủ nguồn hàng, các nhu yếu phẩm và trên tinh thần theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ trưởng Bộ Công Thương là phải chuẩn bị kịch bản, kể cả kịch bản xấu nhất khi dịch bệnh bùng phát theo cấp độ cao nhất.

Lãnh đạo Vụ thị trường trong nước cho biết đã yêu cầu các hệ thống phân phối lớn đều tăng dự trữ nguồn hàng của quý 1/2020 từ 30-50% so với năm 2019. Đơn cử như một doanh nghiệp cung cấp lớn đã báo cáo số lương tăng khoảng từ 30-50% các mặt hàng thiết yếu như: gạo tăng 50%, thịt lợn tăng 30%, thịt gà 30%, các loại như thịt bò, hải sản, thực phẩm chế biến thì đều tăng khoảng 40%, rau củ quả, dầu ăn cũng như vậy.

"Về cơ bản, tôi khẳng định rằng nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm đáp ứng đủ. Còn những mặt hàng khác thì các cơ quan chức năng như Bộ Y tế, Bộ Công Thương đang có kế hoạch đáp ứng đủ cho nhu cầu cùng với việc quản lý rất chặt thị trường trong nước. Trong thời gian này, người tiêu dùng cả nước có thể yên tâm về việc các hệ thống phân phối đảm bảo đủ nguồn các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu nhất là về lương thực và thực phẩm", ông Trần Duy Đông chia sẻ.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có nên lo thiếu thực phẩm khi đối phó với dịch coronavirus?