Nhiều đơn vị gia công giày của Đài Loan đang gấp rút thiết lập cơ sở sản xuất tại Ấn Độ để tạo ra chuỗi cung ứng ít phụ thuộc Trung Quốc hơn. Đây có thể là con đường mà đơn vị gia công ngành điện tử như Foxconn đi theo.

Con đường dịch chuyển khỏi Trung Quốc của các đơn vị gia công giày

Cẩm Bình | 06/06/2023, 10:05

Nhiều đơn vị gia công giày của Đài Loan đang gấp rút thiết lập cơ sở sản xuất tại Ấn Độ để tạo ra chuỗi cung ứng ít phụ thuộc Trung Quốc hơn. Đây có thể là con đường mà đơn vị gia công ngành điện tử như Foxconn đi theo.

taiwan.jpg

Tháng 4 vừa qua, Công ty Bảo Thành (đơn vị gia công giày lớn nhất thế giới) cùng chính quyền bang Tamil Nadu ký bản ghi nhớ đầu tư xây nhà máy tại địa phương. Phó chủ tịch George Liu thời điểm đó phát biểu: “Tôi hy vọng đây là khoản đầu tiên trong số nhiều khoản đầu tư sắp tới”.

Mỗi năm Bảo Thành sản xuất hơn 200 triệu đôi giày cho loạt thương hiệu nước ngoài như Nike, Adidas. Công ty dự định đầu tư 278 triệu USD vào Ấn Độ trong 12 năm, tạo ra khoảng 20.000 việc làm.

Đơn vị gia công xếp sau Bảo Thành là Hồng Phúc (chuyên sản xuất giày cho Nike, Puma) vào tháng 4 cũng quyết định mua đất xây nhà máy tại bang Tamil Nadu. Công ty Phong Thái - một đơn vị gia công lớn khác - vào Ấn Độ sớm hơn, hiện sản xuất 30% giày ở quốc gia Nam Á.

Gia công cho thương hiệu nước ngoài là mô hình kinh doanh đặc biệt của Đài Loan, nổi tiếng nhất là Foxconn và Pegatron gia công sản phẩm cho Apple. Trong ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, giày dép cũng không thiếu đơn vị chuyên sản xuất.

Rất nhiều trong số đó tiên phong sang Trung Quốc vào những năm 1980 - 1990 nhằm tìm kiếm lao động giá rẻ, xây dựng hệ thống sản xuất chi phí thấp. Công nghiệp nhẹ đã “bén rễ” nhanh chóng, đặt nền móng cho các đơn vị gia công ngành điện tử đi sau.

Sau năm 2018 khi chi phí lao động bắt đầu tăng mạnh do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, các đơn vị gia công giày lớn dịch chuyển sang Đông Nam Á.

Thương chiến Mỹ - Trung đẩy nhanh làn sóng dịch chuyển. Hiện tại 60 - 80% giày của Bảo Thành và Hồng Thái được gia công tại Việt Nam và Indonesia, còn Trung Quốc từng chiếm tỷ lệ lớn nay chỉ còn giữ 10 - 20%. Số hàng sản xuất tại Trung Quốc giờ đây chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Đơn vị gia công ngành điện tử như Foxconn dường như chuẩn bị tiếp bước. Tập đoàn hiện đang mở rộng hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á và Ấn Độ.

Bài liên quan
Hãng robot hình người hàng đầu Mỹ tham gia cuộc đua công nghệ chạy bằng điện do Trung Quốc thống trị
Boston Dynamics, một trong những công ty robot hàng đầu thế giới, tuyên bố sẽ ngừng phát triển robot hình người chạy bằng thủy lực và thay vào đó tập trung chế tạo robot chạy bằng động cơ điện. Đây là phân khúc mà các hãng công nghệ Trung Quốc đang ngày càng thống trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con đường dịch chuyển khỏi Trung Quốc của các đơn vị gia công giày