Kêu cứu đến báo điện tử Một Thế Giới, ông Đinh Văn Xung, trú tại bản Thượng Lang, xã Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La phản ánh việc bố mình là ông Đinh Văn Mau bị ông Đinh Văn Thành chém nhiều nhát dẫn đến tử vong từ năm 2017, nhưng đến nay chưa được cơ quan chức năng xử lý thỏa đáng, hung thủ giết người vẫn ung dung.

Con kêu cứu vì cha bị chém tử vong, hung thủ vẫn ung dung

Bùi Trí Lâm | 26/09/2019, 08:52

Kêu cứu đến báo điện tử Một Thế Giới, ông Đinh Văn Xung, trú tại bản Thượng Lang, xã Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La phản ánh việc bố mình là ông Đinh Văn Mau bị ông Đinh Văn Thành chém nhiều nhát dẫn đến tử vong từ năm 2017, nhưng đến nay chưa được cơ quan chức năng xử lý thỏa đáng, hung thủ giết người vẫn ung dung.

Gia đình nạn nhân muốn xử lý nghiêm hung thủ

Trao đổi với phóng viên, ông Xung cho biết, ngày 28.3.2017, khi bố mình là ông Đinh Văn Mau đang ở lán tại Bản Thượng Lang, xã Mường La, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thì bất ngờ đã bị Đinh Văn Thành dùng dao tấn công.

Sau khi ông Thành chém 4 nhát vào con trâu thì liên tiếp chém 6 nhát vào đầu, má, cổ, cổ tay… của ông Mau,khiến ông Mau bị trọng thương phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng hôn mê. Sau 30 ngày điều trị, ông Mau không hề tỉnh lại và đã tử vong. Nguyên nhân được xác định do đa chấn thương, mất máu, tụ não, dập phổi… từ các thương tích mà ông Mau bị ông Thành tấn công.

Ông Xung cho hay, theo quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn điều tra không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vàcó thể được gia hạn điều tra 3 lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Tuy nhiên, từ khi vụ án xảy ra, đến nay đã gần 27 tháng trôi qua nhưng vụ án đang có dấu hiệu chìm vào im lặng.

"Phía gia đình tôi chưa nhận được bất cứ một văn bản nào từ cơ quan tiến hành tố tụngthông báo về việc điều tra, xác minh và giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật", ông Xung nói.

Ông Xung cũng cho hay, khi ông đến gặp cán bộ điều trathì được trả lời bằng miệng rằng ông Đinh Văn Thành có kết luận giám định về tình trạng bị tâm thần. "Sau khi gây án, và khi bị bắt ông Thành vẫn tỉnh táo, minh mẫn hợp tác với dân quân địa phương và khai lại toàn bộ vụ việc một cách chính xác, chi tiết. Ông Thànhchưa bao giờ điều trị các bệnh liên quan đến tâm thần.Sau quá trình tạm giam trở về nhà, ông Thành vẫn sinh hoạt, có tham gia hội họp tại địa phương, tham gia giao thông, làm việc… bình thường”, ông Xung nêu.

Ông Xung cũng thắc mắc rằng gia đình không biết tại sao ông Thành lại có thể có được hồ sơ bệnh án tâm thần, trong khi đó trước khi xảy ra sự việc ông Thành từng có tiền án về tội cố ý gây thương tích (được hưởng án treo, cải tạo ngoài xã hội), hoàn toàn không có bất cứ dấu hiệu nào của việc tâm thần. Trong khi đó, ông Xung cũng chia sẻ, tại cơ quan công an, ông Thành đã khai vì trâu ăn lúa nên đã tức giận chém con trâu nhà ông Mau.

Ông Đinh Văn Huyên, công an viên của xã Mường Lạng cũng cho hay, ông Thành sau khi gây án đã chạy trốn, chính anh và một nhóm người đã trực tiếp đi bắt giữ ông Thành. Khi đó, ông Thành hoàn toàn tỉnh táo, vẫn giao tiếp bình thường, tự nguyện buông dao để công an dẫn về, không có dấu hiệu của việc say xỉn.

Công an nói đã đình chỉ vụ án

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La, sau khi xảy ra vụ án, cơ quan CSĐT công an tỉnh Sơn La đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đinh Văn Thành về tội giết người, tạm giữ ông Thành vào ngày 28.3.2017.

“Quá trình điều tra cho thấy bị can Thành có cử chỉ, hành động không bình thường. Bị can đã có 1 tiền án tội cố ý gây thương tích vào năm 2007, bị TAND huyện Phù Yên xử phạt 24 tháng tù, cho hưởng án treo. Tháng 1.2017, gia đình đã đưa ông Thành đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên và chẩn đoán bị tâm thần hệ phân liệt”, cơ quan công an cho hay.

Cùng với đó, ngày 15.5.2017, trưng cầu giám định tâm thần bị can tại Viện Giám định pháp ytâm thần Trung ương và cơ quan này kết luận: Trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội và thời điểm giám định, bị can Đinh Văn Thành có biểu hiện rối loạn loạn thần do sử dụng rượu. Tại thời điểm trên, bị can đã mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Theo đó, cơ quan chức năng đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can. Đồng thời, đình chỉ điều tra vụ án hình sự, đình chỉ điều tra bị can.

Đến năm 2018, Viện pháp y tâm thần trung ương có văn bản thông báo rằng bệnh tâm thần của ông Thành đã ở giai đoạn ổn định, không cần áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Đến tháng 8.2018, kết luận ông Thành đã khỏi bệnh tâm thần, không áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La đã đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh với ông Đinh Văn Thành.

Tuy nhiên, ông Đinh Văn Xung cho rằng kết luận giám định về tình trạng bị tâm thần của ông Thành theo trả lời miệng của cán bộ điều tra là không khách quan, có thể ông Thành đã giả bệnh để trốn tránh trách nhiệm, hình phạt. Do đó, ông Xung khiếu nại kết luận giám định về tình trạng bị tâm thần của ông Thành.

Đình chỉ điều tra trái quy định pháp luật?

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Văn phòng Luật sư Kết Nối cho biết, theo quy định pháp luật thì người dùng rượu, bia, ma túy… (chất kích thích) đến mức bị mất khả năng nhận thức, mất năng lực hành vi dân sự vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định rất rõ ràng tại Điều 13 BLHS năm 2015.

“Điều luật quy định nhằm xử lý những người lợi dụng, cố tình đẩy mình vào tình trạng sử dụng chất kích thích, hay nói cách khác họ có lỗi trực tiếp cho việc mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng nhận thức của họ. Trường hợp này là ngoại lệ và không áp dụng theo Điều 21 BLHS về miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng nhận thức”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc xử lý trong trường hợp này áp dụng cả cho người dùng chất kích thích lâu ngày, thường xuyên, liên tục dẫn đến mất năng lực hành vi và những người tại thời điểmphạm tội có sử dụng chất kích thích. Thế nên pháp luật, xã hộilên án mạnh mẽ, trừng trị rất nghiêm những người lợi dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy… để phạm tội.

“Việc cơ quan điều tra - Công an Tỉnh Sơn La sử dụng Kết luận giám định pháp y tâm thần cho rằng bị cao Đinh Văn Thành bị mất năng lực hành vi, mất khả năng nhận thức do dùng rượu để làm căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ điều tra với bị can Đinh Văn Thành là hoàn toàn trái với quy định pháp luật, cụ thể vi phạm quy định tại Điều 13 BLHS”, ông Hùng nói.

Cũng theo luật sư này, những cán bộ công an, Viện kiểm sát trực tiếp điều tra, tham mưu, ký quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ giải quyết vụ án có dấu hiệu phạm tội “Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” theo quy định tại Điều 369 BLHS và tội “Tội ra quyết định trái pháp luật” theo quy định tại Điều 371 BLHS.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con kêu cứu vì cha bị chém tử vong, hung thủ vẫn ung dung