Vào thời điểm này, khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (nCoV) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, các điểm du lịch hầu như vắng bóng khách, khách hàng hủy tour, hủy khách sạn, hàng không tạm dừng chuyến bay… gây tổn hại không nhỏ đến ngành du lịch.

Coronavirus khiến ngành du lịch tổn thất nặng nề

07/02/2020, 18:29

Vào thời điểm này, khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (nCoV) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, các điểm du lịch hầu như vắng bóng khách, khách hàng hủy tour, hủy khách sạn, hàng không tạm dừng chuyến bay… gây tổn hại không nhỏ đến ngành du lịch.

Dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, tinh thần người dân và thiệt hại về kinh tế, trong đó có ngành du lịch, dịch vụ - Ảnh: Reuteurs

Theo ước tính của Bộ Du lịch Trung Quốc, tính riêng trong năm 2019, khách du lịch Trung Quốc thực hiện 180 triệu chuyến đi du lịch nước ngoài. Trong đó, Bangkok, Thái Lan và Bali, Indonesia là những nơi hưởng nguồn thu khổng lồ từ những du khách đến từ đại lục.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm virus corona bùng phát mạnh vào cuối tháng 1 khiến du lịch châu Á rơi vào cảnh đìu hiu, các lễ hội, nhiều sự kiện văn hóa giải trí hầu như bị dừng không thời hạn; các điểm vui chơi vắng vẻ.

Ngày 25.1, Hiệp hội Du lịch Trung Quốc tuyên bố tạm dừng tất cả tour du lịch cả trong nước và ngoài nước. Trong khi đó, nhiều quốc gia tiến hành các quy định hạn chế nhập cảnh đối với những ai đến từ Trung Quốc.

Hằng ngày, số lượng người nghi bị nhiễm loại virus viêm phổi chủng mới này và số lượng tử vong liên tục khiến người du lịch chùn chân, hủy phòng khách sạn, hủy tour và ngành du lịch, khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt là khi du lịch được xem là ngành kinh tế xương sống ở một số nơi.

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, nhiều hãng hàng không trên thế giới như Air Canada, American Airlines, , Cathay Pacific, British Airlines... đồng loạt giảm hoặc hủy chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra thông báo dừng khai thác tất cả các chuyến bay đi và đến giữa Việt Nam và các vùng có dịch tại Trung Quốc.

Tại Bali, người dân đã phải cầu nguyện hôm 31.1 khi mà ít nhất có 15.000 du khách Trung Quốc hủy chuyến đến quốc gia này vì đại dịch coronavirus.

Một báo cáo gần đây của Bộ Du lịch Thái Lan cho biết, dịch bệnh do virus Corona có thể khiến doanh thu ngành du lịch Thái Lan bị thiệt hại hơn 1,5 tỷ USD trong năm nay.

Còn tại Việt Nam, theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam thì ước tính thiệt hại đối với ngành du lịch là hàng chục nghìn tỷ đồng. Du lịch Việt Nam đang ở mức tăng trưởng cao kỷ lục trong 2 tháng: 12.2019 và 1.2020 nhưng ngay lập tức rơi vào khủng hoảng do dịch bệnh coronavirus. Tình trạng khách hủy tour đã đặt, hủy đặt chỗ, hủy dịch vụ, không lên kế hoạch đi du lịch là phổ biến hiện nay.

Tính đến ngày 4.2.2020, chỉ riêng tại Hà Nội, số lượng phòng khách sạn bị hủy lên tới hơn 13.000 phòng; các hoạt động vận chuyển giảm hơn 50%...

Theo ghi nhận, tỉ lệ khách lẻ hủy đặt phòng trên các nền tảng đặt phòng trực tuyến tăng cao trong khi nhiều khách sạn 4 - 5 sao ở TP.HCM cho biết công suất phòng hiện rất thấp, có nơi chỉ 30 - 35% ngay trong mùa du lịch.

Khu vực Đông Nam Á, sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút khách quốc tế (138 triệu khách quốc tế trong năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng 7,8%) thì dự kiến trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm khách quốc tế tương đối lớn đến từ châu Âu, Úc, Mỹ…. Việt Nam là một trong những quốc gia phải đối mặt với những khó khăn này.

Có thể thấy, dịch viêm đường hô hấp do virus Corona xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, tinh thần người dân và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế các quốc gia.

Tính đến ngày 7.2, đã có 637 người tử vong vì corona virus tại Trung Quốc. 2 trường hợp xảy ra ngoài Trung Quốc là Philippines và Hong Kong. Tổng số ca nhiễm hiện tại trên toàn cầu là 31.481 trường hợp. Việt Nam hiện có 12 ca nhiễm, trong đó 3 ca đã được điều trị khỏi và đã được xuất viện.

Cứu du lịch bằng cách Kích cầu, giảm giá, miễn visa

Tại Hội nghị bàn cách ứng phó với dịch nCoV với sự tham dự của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các chuyên gia, doanh nghiệp hôm 6.2, lãnh đạo Tổng cục Du lịch đưa ra một số giải pháp cấp bách như khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện chương trình kích cầu, giảm giá du lịch để thu hút khách trở lại.

Bên cạnh đó, nhiều di tích, thắng cảnh cũng đã mở cửa trở lại để đón du khách.

Minh An (Tổng hợp)

Bài liên quan
Du lịch TP.HCM thu về hơn 173.500 tỉ đồng trong 11 tháng năm 2024
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu về du lịch TP.HCM tháng 11 và 11 tháng năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Coronavirus khiến ngành du lịch tổn thất nặng nề