Ngay sau khi có thông tin từ bài báo của báo điện tử Một Thế Giới về cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” đưa thông tin sai trái, xuyên tạc lịch sử về chủ quyền biển Đông của Việt Nam, Cục xuất bản đã chính thức ra quyết định thu hồi cuốn sách này.
Cuốn sách lịch sử với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông
Sẽ thu hồi toàn bộ sách nếu đưa sai trái về chủ quyền Biển Đông'
Các nhà sách vẫn rao bán cuốn sách sai trái về chủ quyền Biển Đông
Bộ sách gồm 3 tập trong đó tập 3 nói về triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Chuyện lịch sử của Trung Quốc sẽ không có gì đáng nói nếu như sách không đưa những thông tinsai trái, không đúng với lịch sửvề chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông của Việt Nam (và của Trung Quốc) trong sách do tác giả Trung Quốc Cát Kiếm Hùng chủ biên, NXB Văn hoá thông tin liên kết xuất bản với Cty Văn hóa Minh Trí-NS Văn Lang dịch và phát hànhđã khiến người đọc hiểu sai thông tin về tình hình lịch sử biển Đông.
Chia sẻ với phóng viên ngay trong chiều ngày 26.12, Chánh văn phòng Cục Xuất bản, In và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khẳng định: Cục xuất bản đã kiểm tra rõ ràng về các thông tin sai lệch mà cuốn sách đã đưa ra. Chính vì thế Cục Xuất bản đã gửi công văn tới các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trên cả nước quyết định thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc”. Người chủ biên là Cát Kiếm Hùng, người dịch: Phong Đảo, do NXB Văn hoá thông tin liên kết xuất bản với Công ty Văn hóa Minh Trí - Nhà sách Văn Lang xuất bản vì có nội dung vi phạm điểm D, Khoản 1, Điều 10 Luật xuất bản. Các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố cần kiểm tra, rà soát cụ thể, thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách vi phạm nêu trên. Các thư viện trên toàn quốc cũng không lưu trữ và luân chuyển , phục vụ bạn đọc cuốn sách sai phạm trên.
Khẳng định thêm với phóng viên, đại diện Cục xuất bản cũng cho biết những thông tin về các cuốn sách được xuất bản ra bên ngoài Cục không thể nắm hết được các đầu sách nên rất cần sự hỗ trợ, hợp tác từ các đơn vị truyền thông và bạn đọc để kiểm tra, rà soát lại những cuốn sách sai lệch về lịch sử hay không đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Trước đó, báo điện tử Một Thế Giới đã đưa tin cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” của tác giả Cát Kiếm Hùng đã đưa thông tin sai lệch về lịch sử biển Đông.
Cụ thể, bộ sách (cũng đang được bán trên mạng) này gồm 3 tập trong đó tập 3 nói về triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Chuyện lịch sử của Trung Quốc sẽ không có gì đáng nói nếu như sách không đưa những thông tinsai trái, không đúng với lịch sửvề chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những thông tin sai lệch mà cuốn sách đưa ra về lịch sử biển Đông
Tạitrang 390 thuộc mục 3, chương 4 nói về cương vực lãnh thổ nhà Thanh dưới triều vua Khang Hy, sách viết: "Bắt đầu từ ngày hoàng đế Khang Hy thống trị, cương thổ của nước Trung Quốc phía đông đến bờ biển Thái Bình Dương, phía nam đến quần đảo Nam Sa, phía tây vượt qua Thông Lãnh, phía bắc tiếp giáp Tây Bắc Lợi Á (nv: tức là Siberia của Nga). Có thể nói, trước vương triều nhà Thanh chưa có một vương triều phong kiến nào ở Trung Quốc lại có bản đồ rộng lớn và thống nhất một cách hữu hiệu lâu dài như thế".
Tiếp đến, trang 403 thuộc mục 4, chương 5 nói về xác định biên cương của Trung Quốc trong thời kỳ vương triều nhà Thanh lại viết tiếp: "Trong thời kỳ Càn Long của vương triều nhà Thanh, cương thổ Trung Quốc bắt đầu từ Đài Loan, chạy dài cho tới hồ Balkhash ở phía tây bắc, còn phía tây nam bắt đầu từ biên giới Vân Nam, chạy dài cho tới Ngoại Hưng An Lĩnh; phía nam xuống tận cả đảo Nam Hải, phía bắc lên đến Kháp Khắc Đồ, phía đông đến đảo Sakhalin; phía tây đến Thông Lãnh. Tất cả nguồn đất đó đều nằm dưới sự cai quản của chính phủ trung ương vương triều nhà Thanh". Điều đáng trách nữa là trong phần bản đồ phụ lục sau đó, có đăng cả chú thích Nam Hải ở phần Biển Đông và kèm theo những đường đứt đoạnthể hiện biên giới trên biển của nhà Thanh.
Phóng viên có liên lạc tới đường dây nóng của NXB Văn hoá Thông tin nhưng được biết NXB này đã giải thể.
Bài và ảnh: Dạ Thảo