Năm 2021, ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) trùng vào ngày Lập Xuân 4.2.2021.

Cúng ông Công ông Táo năm 2021 sao cho đúng?

Đan Thuỳ | 01/02/2021, 22:30

Năm 2021, ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) trùng vào ngày Lập Xuân 4.2.2021.

Theo truyền thuyết, ông Công ông Táo hay Táo Quân là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình ở dưới hạ giới. Vì vậy, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hoá rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định sự thịnh, suy của gia đình trong năm tới. Do đó, vào ngày 22-23 Tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng thịnh soạn để tiễn ông Táo chầu trời.

ong_cong_okbn.jpg
Cúng tiễn ông Công ông Táo về trời là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm - Ảnh: Internet

Theo tập tục, ngày 23 tháng Chạp sau khi cúng ông Công ông Táo xong các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái, lau dọn vệ sinh bàn thờ, tổng vệ sinh phòng thờ hay nơi thờ cúng và nhà cửa để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

Tuy nhiên, năm nay, ngày 23 tháng Chạp trùng vào Lập Xuân, nên các gia đình tránh lau dọn bàn thờ làm xê dịch bát hương, rút chân nhang. Bởi theo văn hoá Á Đông, ngày Lập Xuân là ngày rất quan trọng, mở đầu cho của một năm mới, vạn vật tại nội phải gia yên, con người tâm thái bình tĩnh, tích cực đón chào vận khí mới.

Chuyên gia phong thủy Song Hà cho biết: Dù chúng ta cúng ông Công ông Táo ngày nào, trước 23.12 âm hay đúng ngày 23.12 âm vẫn phải tiến hành lau dọn bàn thờ, tổng vệ sinh nhà cửa trước khi bắt đầu bước vào tiết Lập Xuân, tiết khí đầu năm mới.

Năm 2021, Lập Xuân bắt đầu từ 21h59 phút ngày 3.2.2021 tức đêm 22.12.2020 âm lịch. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành bao sái đồ thờ, dọn dẹp nhà cửa như dựng giường lau dọn phòng ngủ, chuyển két sắt lau dọn khu tài vị, tháo bếp lau dọn bếp nấu, di chuyển bàn ghế lau dọn phòng khách, tháo lắp trần nhà... trước 21h ngày 3.2.2021.

rut-chan-bat-huong-phunutoday-1020.jpg

Nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo sớm vào các ngày 19, 20, 21, 22 tháng Chạp (ngày 22.12 phải cúng sáng hoặc cúng chiều không cúng tối) nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng. Nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp thì cúng xong để an yên, sang sáng ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang. Vì ngày 23 tháng Chạp trùng ngày 4.2 ngày Lập Xuân không thể rút tỉa chân nhang được sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.

Ngoài ra cần chú ý khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang phải rất chú ý không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ. Nếu gia đình nào vì bàn thờ mối mọt, cong vênh, nứt vỡ hay bát hương nứt , bát hương đồng gỉ cần phải đánh bóng hay đơn giản muốn chuyển bàn thờ sang vị trí tốt hơn ... buộc phải thay bàn thờ, thay bát hương , buộc phải di chuyển thì sau khi chuyển vị ban án thờ, chuyển vị bát hương phải làm lễ an vị bát hương an vị ban án thờ ngay. Trong các di chỉ cổ về tập tục văn hóa đã ghi rất kỹ việc bát hương an yên trong một ngôi nhà là điều tối quan trọng. Kỹ thuật rút tỉa chân nhang phải một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút dần chân nhang. Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên, lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.

Mâm cúng ông Công ông Táo thường gồm có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu; cùng cỗ xôi, gà, giò, nem, canh măng miến... và không thể thiếu một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Bộ mã này tùy từng năm theo ngũ hành mà khác nhau; có năm áo - mũ - hia dùng màu vàng, có năm lại màu xanh... Những đồ "vàng mã" này sẽ được đốt đi sau lễ cúng.

Ngoài ra, ở miền Bắc các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép (hoặc cá vàng) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa các Ông lên trời. Ngoài ra hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng "cá chép hóa rồng" ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.

mam-co-ong-cong-ong-tao.jpg
Mâm cúng ông Công ông Táo - Ảnh: Internet

Ở miền Trung thì thường cúng một con ngựa giấy đầy đủ yên cương; riêng miền Nam chỉ cúng áo, mũ giấy là đủ.

Tuy nhiên, mọi người không nên lạm dụng mua sắm nhiều vàng mã, quần áo để đốt để tránh lãng phí cũng như gây ô nhiễm môi trường. Tục thả cá chép tiễn ông Táo chầu trời cũng không coi trọng nhiều hay ít, cá to hay cá nhỏ mà quan trọng là ở tâm người phóng sinh.

tha-ca-ngay-ong-tao.jpg

Ngoài ra, người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, kín đáo. Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ, vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cúng ông Công ông Táo năm 2021 sao cho đúng?