Cây viết Eric Mark của trang tin khoa học - công nghệ Cnet dự báo vũ trụ thời gian tới sẽ đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Cuộc đua vào vũ trụ năm 2022

06/01/2022, 09:53

Cây viết Eric Mark của trang tin khoa học - công nghệ Cnet dự báo vũ trụ thời gian tới sẽ đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Trước hết, số lượng vệ tinh chắc chắn tăng lên.

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian thống kê được tính đến cuối năm 2021, có khoảng 5.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo – tăng gấp gần 5 lần so với năm 2010.

Thập kỷ qua, một số tên tuổi lớn đã tuyên bố dự định phóng hàng nghìn vệ tinh vào quỹ đạo thấp của Trái đất để phủ sóng hành tinh trong mạng lưới internet tốc độ cao phát trực tiếp từ vũ trụ.

Công ty SpaceX vài năm nay phóng khoảng 2.000 vệ tinh Starlink. Nếu họ cùng với Amazon, Boeing, Trung Quốc,… đều triển khai kế hoạch đầy tham vọng tuyên bố trước đó, sẽ có thêm 30.000 vệ tinh bao quanh Trái đất trong 10 năm tới.

Ở mức tối thiểu, năm nay SpaceX và OneWe có thể bổ sung hàng trăm vệ tinh, còn Amazon có thể đẩy mạnh thực hiện dự án Kuiper - thiết lập hệ thống vệ tinh phát internet băng thông rộng - vào cuối năm.

Quá nhiều vệ tinh đem lại một vấn đề lớn: làm thế nào kiểm soát chúng để tránh xảy ra va chạm?

Năm 2019, một tàu vũ trụ của châu Âu phải điều hướng để tránh tiếp cận quá gần vệ tinh Starlink. Trong năm 2021, vệ tinh Starlink cũng có 2 lần di chuyển quá gần trạm không gian Thiên Cung của Trung Quốc.

Giáo sư Hugh Lewis - người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Southampton - cho biết kiểm soát vệ tinh Starlink là quy trình phức tạp do một đơn vị thuộc Lực lượng Không gian Mỹ (USSS) hợp tác với SpaceX và một số đơn vị cung cấp dữ liệu vệ tinh thứ cấp chẳng hạn như LeoLabs phụ trách.

cuspacex-starlink-array-1280x720.jpg
Vệ tinh Starlink - Ảnh: The Verge

Nhiều chuyến du hành vũ trụ hơn

Blue Origin, SpaceX, Virgin Galactic trong năm 2021 đều tổ chức chuyến bay du lịch không gian cho khách hàng chịu chi số tiền lớn. Blue Origin cùng Virgin Galactic hiện chỉ cung cấp chuyến bay ở quỹ đạo thấp mang lại cho hành khách vài phút trong tình trạng không trọng lực và tầm nhìn hoành tráng về Trái đất, nhưng Blue Origin đang phát triển một tên lửa đẩy lớn hơn có khả năng vận chuyển người lẫn hàng hóa lên cao hơn nữa. SpaceX thì đã có tàu Crew Dragon đưa khách lên quỹ đạo lẫn lên cả Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Trên đây chỉ là khúc dạo đầu. Trong số loạt chuyến bay mới có dự án hợp tác giữa Axiom Space với SpaceX, dùng tàu không gian thương mại chở khách thăm ISS thời gian tới.

SpaceX còn đang phát triển tàu Starship – phương tiện thế hệ mới được Elon Musk kỳ vọng sẽ mang con người đến Mặt trăng và sao Hỏa, biến con người trở thành giống loài liên hành tinh. Ngay trong lúc chờ đợi, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đăng ký sử dụng Starship để đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng sớm nhất là vào năm 2025.

Starship còn nhiều vấn đề về thiết kế lẫn vấn đề thiết lập điểm đáp (spaceport) cần giải quyết thì tham vọng của tỷ phú Musk mới được hiện thực hóa, nhưng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên có thể diễn ra ngay trong năm 2022. SpaceX dự tính phóng Starship từ cơ sở ở bang Texas, tàu bay lên quỹ đạo rồi quay trở lại đáp xuống ngoài khơi bờ biển Hawaii.

cuostarship.jpg
Nguyên mẫu Starship SN10 - Ảnh: Cnet

Đưa mọi thứ vào vũ trụ

Ngoài bay vào vũ trụ, không ít người còn có tầm nhìn lớn hơn. Tỷ phú Jeff Bezos muốn đưa vài tất cả ngành gây ô nhiễm lên không gian, qua đó bảo vệ môi trường ở Trái đất. Ý tưởng chưa được trình bày chi tiết nhưng ông đã sẵn sàng chế tạo tên lửa để làm điều này.

Trong khi đó, một loạt kế hoạch phóng trạm vũ trụ thương mại cỡ nhỏ đã hoàn thành nội dung chi tiết và chuẩn bị triển ở thập kỷ này. ISS đã hoạt động được 30 năm, NASA đang tìm kiếm trạm vũ trụ kế nhiệm.

Nguy hiểm hơn

Nhiều người và nhiều vật thể hơn khiến vũ trụ trở nên nguy hiểm hơn. Theo giáo sư kỹ thuật hàng không Moriba Jah thuộc đại học Texas, con người nên xem vùng không gian gần Trái đất như hệ sinh thái bổ sung cũng cần được bảo vệ như đất đai, nước, không khí ở Trái đất.

“Không gian bên ngoài là vô hạn, nhưng vùng không gian gần Trái đất thì không. Nguồn tài nguyên hữu hạn này đang bị sử dụng mà không có bất kỳ sự điều phối, lập kế hoạch nào”, giáo sư Jah nhận xét.

Ông lưu ý đến nguy cơ phi hành gia cùng nhiều người du hành vũ trụ khác trong tương lai có khả năng bị “rác” ngoài không gian với kích thước lớn nhỏ khác va chạm phải, hay vệ tinh bị đâm phải khiến nhiều hoạt động dưới mặt đất (định vị, giao dịch tài chính,…) tê liệt.

Trong 2 năm qua, ISS phải thực hiện một lần di chuyển để tránh va phải “rác” ngoài không gian. Vụ gần đây nhất là khi Nga thử tên lửa diệt vệ tinh vào tháng 11.2021, tạo ra hàng trăm mảnh vụn.

Bài liên quan
Lập bản đồ vũ trụ với 6 triệu thiên hà tồn tại trong 11 tỉ năm
Toán học mà Albert Einstein đưa ra để mô tả hoạt động vật lý của vũ trụ vào đầu thế kỷ 20 vẫn còn hiệu lực khi xét trong quy mô lớn nhất mà các nhà khoa học nghiên cứu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đua vào vũ trụ năm 2022