Biến thể Omicron được ước tính chiếm 95,4% các mắc COVID-19 lưu hành ở Mỹ tính đến tháng 1.1.2022.

Vượt xa Delta, Omicron chiếm khoảng 95,4% ca COVID-19 ở Mỹ

Sơn Vân | 05/01/2022, 06:12

Biến thể Omicron được ước tính chiếm 95,4% các mắc COVID-19 lưu hành ở Mỹ tính đến tháng 1.1.2022.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết thông tin này hôm 4.1.2022.

Omicron nhanh chóng lan rộng khắp nước Mỹ kể từ khi được phát hiện vào ngày 1.12, thay thế Delta trở thành biến thể SARS-CoV-2 thống trị và gây ra làn sóng dịch mới, đẩy số ca mắc COVID-19 hàng ngày lên mốc 1 triệu hôm 3.1.2022.

CDC cho biết biến thể Omicron chiếm khoảng 77% ca COVID-19 trong tuần kết thúc vào ngày 25.12.2021, tăng so với mức 58,6% mà cơ quan này công bố tuần trước.

Lần đầu tiên được phát hiện ở phía nam châu Phi hồi tháng 11.2021, Omicron quét qua địa cầu với tốc độ cực nhanh và hiện là biến thể SARS-CoV-2 thống trị nhiều nước.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy Omicron có thể gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể trước, song đến nay đã có ít nhất 107 người chết vì nó.

omicron-vuot-xa-delta.jpg
Omicron thay Delta trở thành biến thể SARS-CoV-2 thống trị nước Mỹ

CDC tuần trước đã hạ ước tính với các trường hợp nhiễm Omicron trong tuần kết thúc vào ngày 18.12.2021 từ 73% xuống 22%, trích dẫn dữ liệu bổ sung và sự khác biệt do sự lây lan nhanh chóng của biến thể này.

Biến thể Delta chiếm 4,6% tổng số ca COVID-19 lưu hành ở Mỹ tính đến tháng 1.1.2022, theo dữ liệu CDC.

Các quan chức y tế Mỹ cân nhắc xét nghiệm trong bối cảnh rút ngắn thời gian cách ly F0

Các quan chức y tế Mỹ đang cân nhắc vai trò của các xét nghiệm COVID-19 như một phần trong hướng dẫn mới nhằm rút ngắn thời gian cách ly với những F0 không có triệu chứng

Khi biến thể Omicron lây lan cực nhanh trên toàn nước Mỹ, CDC tuần trước đã rút ngắn thời gian tự cách ly được khuyến nghị cho những người Mỹ mắc COVID-19 không triệu chứng xuống còn 5 ngày từ 10 ngày.

CDC cho biết F0 sau 5 ngày cách ly phải tuân thủ đeo khẩu trang nghiêm ngặt thêm 5 ngày, nhưng không khuyến nghị xét nghiệm.

Các quan chức cho biết động thái này nhằm cân bằng giữa nỗ lực hạn chế lây nhiễm với việc giải phóng những người lao động thiết yếu, trong khi một số người chỉ trích và cho rằng cần phải xét nghiệm COVID-19 để chấm dứt tình trạng cách ly.

"Họ chắc chắn đã nhận được phản hồi và câu hỏi về vai trò của xét nghiệm trong việc rút ngắn thời gian cách ly đó. Họ thực sự đang làm việc ngay bây giờ để đưa ra lời giải thích rõ ràng về điều đó. Họ sẽ nói về vai trò mà xét nghiệm có thể đóng trong một tình huống như chấm dứt cách ly", Tổng y sĩ Mỹ - Vivek Murthy nói với CNN.

Ông Vivek Murthy không cho biết CDC đã lên kế hoạch làm rõ những gì.

Giám đốc CDC - Rochelle Walensky nói với đài CBS rằng, nếu người dân có thể tiếp cận với xét nghiệm nhanh kháng nguyên, họ có thể thực hiện nó 5 ngày sau khi nhận kết quả dương tính khi các triệu chứng biến mất và cảm thấy khỏe mạnh.

"Nếu dương tính, hãy ở nhà thêm 5 ngày nữa. Nếu âm tính, tôi sẽ nói rằng bạn cần phải đeo khẩu trang vì vẫn có thể lây lan vi rút SARS-CoV-2”, Rochelle Walensky nói thêm.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ và là cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden, cho biết các quan chức đang xem xét yêu cầu người dân đi xét nghiệm sau thời gian cách ly 5 ngày.

Cả ba quan chức đều thuộc Đội phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng dự kiến ​​gặp ông Biden lúc 14 giờ ngày 4.1.2022 (giờ Mỹ) để bàn thêm về chuyện này.

Chính quyền của Biden và các bang của Mỹ đang phải vật lộn với làn sóng dịch mới nhất với số ca COVID-19 tăng đột biến do Omicron gây ra, đe dọa áp đảo các bệnh viện.

Các hãng hàng không, trường học, nhà bán lẻ và các lĩnh vực khác cũng gặp khó khăn khi người lao động nhiễm Omicron, song các quan chức nói dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể này dù dễ lây lan hơn nhưng có vẻ gây bệnh nhẹ hơn.

Hôm 4.1.2022, CDC đã khuyến nghị rút ngắn khoảng thời gian chờ tiêm mũi thứ ba vắc xin Pfizer-BioNTech từ 6 tháng xuống còn 5 tháng.

Động thái này tuân theo quyết định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm qua là rút ngắn khoảng thời gian chờ tiêm mũi thứ ba vắc xin Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi. 

CDC cũng khuyến cáo rằng trẻ em bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng từ 5 đến 11 tuổi nên được tiêm mũi vắc xin bổ sung sau 28 ngày kể từ lần chích liều thứ hai.

Được FDA phê duyệt vào cuối tháng 10.2021, vắc xin Pfizer-BioNTech là loại duy nhất dành cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi ở Mỹ đến nay.

CDC đã không thay đổi khuyến nghị về khoảng thời gian chờ tiêm mũi tăng cường vắc xin Johnson & Johnson hoặc Moderna (MRNA.O), vẫn giữ lần lượt là 2 tháng và 6 tháng.

Một ban cố vấn của CDC sẽ nhóm họp hôm 4.1.2022 để thảo luận về việc sử dụng liều tăng cường vắc xin Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.

Bài liên quan
Những lý do Omicron lây truyền nhanh gấp nhiều lần Delta
Theo nghiên cứu ở Đan Mạch, biến thể Omicron có khả năng phá vỡ khả năng miễn dịch ở những người được tiêm vắc xin hiệu quả hơn Delta. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao Omicron đang lây lan nhanh hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vượt xa Delta, Omicron chiếm khoảng 95,4% ca COVID-19 ở Mỹ