Giữa một Trung tâm hành chính, hiện đại đứng đầu của cả nước là Sài Gòn, ai cũng không khỏi bàng hoàng, vỡ mộng khi đặt chân đến khu ổ chuột, nơi mà người ta còn gọi là “xóm nước đen” lại có cuộc sống khổ sở như thế. Những căn nhà tạm bợ, đông đúc, đi vệ sinh là một vấn đề kinh khủng, không nhà nào có cầu tự hủy, cả khu đi chung “cầu tõm” tập thể, tạo nên mùi hôi thối và mất vệ sinh kinh khủng.
Cuộc sống 'đen' giữa lòng Sài Gòn hiện đại
vietnamnet|19/11/2016, 07:46
Giữa một Trung tâm hành chính, hiện đại đứng đầu của cả nước là Sài Gòn, ai cũng không khỏi bàng hoàng, vỡ mộng khi đặt chân đến khu ổ chuột, nơi mà người ta còn gọi là “xóm nước đen” lại có cuộc sống khổ sở như thế. Những căn nhà tạm bợ, đông đúc, đi vệ sinh là một vấn đề kinh khủng, không nhà nào có cầu tự hủy, cả khu đi chung “cầu tõm” tập thể, tạo nên mùi hôi thối và mất vệ sinh kinh khủng.
Dọc theo các dòng kênh Đôi, kênh Tẻ (Q.4, Q7, Q.8, Bình Thạnh) ở Sài Gòn có hàng ngàn căn nhà chỉ che chắn tạm bợ bằng vật liệu như tôn, ván gỗ tồn tại từ hàng chục năm qua nên hầu hết đều đã xuống cấp trầm trọng.
Cuộc sống trong các “xóm nước đen” này chủ yếu là người dân lao động nghèo, làm đủ thứ nghề để kiếm sống, từ buôn thúng bán bưng, làm thuê, bốc vác, bán vé số, nhặt ve chai…
Theo thống kê của Sở Xây dựng, phần lớn trong số hơn 20.000 căn nhà này tập trung tại quận 4, 7, 8, và Bình Thạnh… với hàng chục ngàn hộ dân nhiều năm qua sinh sống trong cảnh xập xệ, không đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Cũng vì hoàn cảnh cuộc sống còn quá khó khăn, không có tiền di dời đi nơi khác nên nhiều hộ gia đình đều phải sống trên một dòng sông “đen” ô nhiễm nặng nề.
Hầu hết các nhà đều được lắp ghép, chắp vá bằng những vật liệu như gỗ, tôn cũ
Qua bao năm tháng, những mảnh tôn cũ kỹ giờ đã rỉ sét, xuống cấp nghiêm trọng.
Hầu hết những khu ổ chuột này đều không có nhà vệ sinh, tất cả nguồn thải đều dồn hết xuống kênh rạch qua chiếc “cầu tõm” tạm bợ.
Hầu hết những người dân sống ở đây đều là người dân lao động có hoàn cảnh khó khăn và những người nhập cư ở các tỉnh lên sinh sống bằng đủ thứ nghề buôn thúng bán bưng, làm thuê, bốc vác, bán vé số,…
Cuộc sống trong khu ổ chuột của người dân nơi đây luôn trong tình trạng thiếu ánh sáng.
Hàng ngày, họ phải đi mua nước sạch để dùng cho việc nấu nướng.
Nguồn nước ô nhiễm nặng nề, thiếu nhà vệ sinh, nước thải sinh hoạt xả trực tiếp xuống kênh rạch làm mức độ ô nhiễm ngày càng tăng, gây ngập úng.
Vì cuộc sống khó khăn, những đứa trẻ đã quá quen thuộc với cuộc sống quanh quẩn trong "xóm nước đen" như thế này và chúng cứ tự nhiên lớn lên mà không mà biết được cuộc sống hiện đại bên ngoài như thế nào.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa, nhà tạm bợ nằm trên và ven kênh rạch là “một tồn tại của lịch sử phát triển đô thị trên địa bàn TP mấy chục năm qua”. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, Thành phố cần tập trung nguồn lực để chỉnh trang.
Hình ảnh khu xóm nước đen năm xưa (khu vực Cầu Kiệu, Phú Nhuận) đã được “lột xác” thay vào đó là hình ảnh dãy phố uốn lượn bên dòng sông xanh dọc theo kênh Nhiêu lộc là một khung cảnh đẹp của Thành phố.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Mỹ đã chính thức đề nghị các quốc gia châu Âu cung cấp đề xuất chi tiết về vũ khí, lực lượng gìn giữ hòa bình và các cam kết an ninh nhằm bảo vệ Ukraine trong giai đoạn hậu chiến, theo Financial Times.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Trước khi vào bộ đội, tôi vốn nhút nhát. Khi phát biểu ở chỗ đông người, tôi “run như cầy sấy”, vậy mà môi trường quân đội đã rèn luyện tôi tự tin, mạnh mẽ. Đến nay, lúc nào tôi cũng thầm cảm ơn môi trường quân đội, bởi nhờ môi trường rèn luyện ấy mà trưởng thành.
Một nhóm nghiên cứu đến từ Viện Vật liệu và thiết bị sợi (IFMD) thuộc Đại học Phúc Đán tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố đã phát triển được phương pháp mới giúp tuổi thọ của pin lithium-ion tăng theo cấp số nhân.