Mặc dù giá điện chỉ tăng 8,36% nhưng nhiều hộ gia đình đã rất sốc khi cầm hóa đơn tiền điện tháng 3 trong tay.

Dân kêu trời bởi hóa đơn tiền điện tăng phi mã

tuyetnhung | 27/04/2019, 07:31

Mặc dù giá điện chỉ tăng 8,36% nhưng nhiều hộ gia đình đã rất sốc khi cầm hóa đơn tiền điện tháng 3 trong tay.

Theo ghi nhận của PVtừ nhiều hộ gia đình ở Hà Nội, hóa đơn tiền điện tháng 4 bất ngờ tăng mạnh so với tháng trước, có hộ tăng gấp 2... thậm chí là gấp 3 - 4 lần.

Chị Thi ở quận Hoàng Mai cho biết tiền điện tháng 4 nhà chị tăng mạnh bất ngờ, từ khoảng 2 triệu lên tới hơn 4 triệu (tăng hơn 100% so với bình thường).

"Khi cầm hóa đơn trên tay tôi thực sự sốc vì tăng nhiều quá. So với tháng trước, lượng điện nhà tôi 4 người sử dụng tháng 4 vẫn như tháng 3. Điều hòa chưa dùng nhiều mà đã tăng thế này, không biết vào hè rồi thì còn tăng thế nào nữa", chị Thi lo lắng nói.

Là công nhân làm thuê trên Hà Nội, chị Mai ở quận Cầu Giấy chia sẻ: "Hằng ngày tôi đi làm suốt nên lượng điện dùng cũng không nhiều. Các tháng đều đặn với khoảng 150 kWh điện sử dụng, tôi chỉ phải trả khoảng 250.000 - 270.000 đồng.

Tuy nhiên, tháng 4 vừa rồi, tiền điện bất ngờ tăng lên hơn 500.000 đồng. Tôi tá hỏa kiểm trả lại công tơ, thậm chí gọi cả thợ đến kiểm tra nhưng thiết bị vẫn chạy bình thường nên tôi cũng khônghiểu lý do tại sao lại cao như vậy".

Trong khi đó, trên mạng xã hội, nhiều người dùng cũng tỏ ra khá bất ngờ và bức xúc khi hóa đơn tiền điện nhà mình tăng không rõ lý do.

Tài khoản có tên M.Q.Abức xúc bày tỏ: "EVN thông báo giá điện tăng chỉ 8,3%. Nhưng họ chỉ nói về giá điện trong mức dùng thấp nhất 50kW đầu tiên. Càng dùng nhiều thì giá điện càng tăng lũy tiến. Thứ lũy tiến phi mã!

Một cá nhân như tôi ở mộtmình không nấu nướng, thì cũng đã trên 50kW/tháng dù chỉ dùng quạt chứ không phải máy lạnh, đèn LEDchứ không phải đèn dây tóc. Nhưng có máy giặt và tủ lạnh loại nhỏ nữa thì hơn xa 50kW là chắc chắn. Những gia đình đông người hơn sẽ chịu cảnh tăng giá điện khủng khiếp hơn. Doanh nghiệp dĩ nhiên chung số phận. VAT kèm theo cũng dĩ nhiên tăng tương ứng".

Hay một tài khoản tên Mai Oanh cũng than thở: "Xăng, điện, nước thi nhau tăng mà lương thì mãi không chịu... lớn. Giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi, nhưng giá điện không chỉ như vậy!".

Ngành điện cho biết việc tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 8,36% từ ngày 20.3 cũng là nguyên nhân khiến tiền điện của các hộ gia đình tăng theo. Cùng đó, biểu tính giá điện lũy tiến theo 6 bậc thang nên khi khách hàng dùng điện càng nhiều, tiền điện phải trả càng cao. Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt chia theo 6 bậc thang, thấp nhất 1.678 đồng/kWh và cao nhất 2.927 đồng/kWh. Các mức giá này chưa gồm thuế GTGT.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, với việc điều chỉnh tăng thêm 8,36%, khách hàng là hộ gia đình sử dụng dưới 50kWh sẽ phải trả thêm khoảng 7.000 đồng; khách hàng sử dụng 50-100kWh sẽ phải trả thêm khoảng 14.000 đồng; từ 100-200kWh phải trả thêm 31.000 đồng; 200-300kWh phải trả thêm trung bình khoảng 53.000 đồng.

"Tuy nhiên, có một đặc điểm là khách hàng sử dụng điện ở mức thấp chiếm tỷ lệ rất cao. Thống kê cho thấy, sơ bộ trong khoảng 25 triệu khách hàng sinh hoạt trong đó dưới 100kWh vẫn chiếm đa số (chiếm 35,6%), trong khi lượng dùng trên 300 kWh/tháng chỉ chiếm 15% và trên 400 kWh/tháng chỉ 7,9%", Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết.

Cùng với đó, đối với các hộ dùng điện nhiều cho kinh doanh, bình quân mỗi khách hàng phải trả thêm 500.000 đồng. Trong khi đó, cả nước hiện có khoảng 1,413 triệu hộ sản xuất, mỗi hộ trả bình quân tiền điện hằng tháng là 12,9 triệu đồng, mức tăng thêm vào khoảng 869.000 đồng/khách hàng sản xuất.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải từng phát ngôn: “Giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi”. Hay vì một lý do khác mà mới đây khi đưa ra lý do cho việc bắt buộc phải đi tới quyết định tăng giá điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nói: "Bất cứ điều chỉnh giá nào cũng ảnh hưởng tới CPI và phần nào GDP, nhưng đây là việc cần thiết để đảm bảo cho ngành điện phát triển lành mạnh, đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế phát triển. Chúng ta sẽ nỗ lực các yếu tố khác để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Ngành điện phát triển không lành mạnh có thể còn tác động tới các ngành kinh tế khác lớn hơn".

Nói về việc giá điện tăng cao bất ngờ trong tháng 4, đại diện EVN dẫn một lý do là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn so với kỳ hóa đơn tháng 3 (chỉ có 28 ngày, kéo dài từ ngày ghi chỉ số tháng 2 đến ngày ghi chỉ số tháng 3). Vì số ngày sử dụng điện dài hơn nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn. Điều này kết hợp với việc giá bán điện điều chỉnh làm tổng số tiền điện tăng hơn so với tháng trước. Bên cạnh đó cũng là do thời tiết nồm, bắt đầu chuyển nóng nên nhu cầu sử dụng điện của người dân bắt đầu tăng cao".

Liên quan đến số tiền EVN thu được từ việc điều chỉnh tăng thêm 8,36% giá điện lần này, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biếtEVN dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỉ đồng từ việc tăng giá điện.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
25 phút trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân kêu trời bởi hóa đơn tiền điện tăng phi mã