Trải lòng về những ngày đầu trở về Việt Nam gia nhập làng điện ảnh nước nhà, nữ diễn viên Việt kiều Kathy Uyên cho biết, vì ban đầu chưa quen, cứ nghĩ sao nói vậy nên có lần chị còn gây ra những hiểu lầm. Chính vì vậy, chị quyết định lắng nghe, thay đổi, thích ứng... Giờ này, chị tự tin khẳng định chị đã học được nhiều thứ.
PV - Động cơ nào khiến người con xa xứ như chị quyết định trở về quê hương?
- Vậy đến thời điểm này, chị có quyết định sẽ ở lại Việt Nam để lập nghiệp hay không?
Kế hoạch dài thì tôi không nói được, nhưng chắc chắn trong vài năm tới, tôi vẫn còn ở đây, bởi tôi thấy điện ảnh Việt đang trên đà phát triển, trong đó cũng có những đóng góp của mình ít nhiều.
- Khi trở về, chị có gặp thuận lợi nhiều không? Chị cảm nhận ra sao về không khí làm nghệ thuật, tình nghệ sĩ ở đây? Chị có thấy điều gì đó ấn tượng hơn cả ở Hollywood để khiến chị trở về không?
Bản thân tôi rất mê về diễn xuất, nên tôi thường nghiên cứu rất kỹ rất sâu về nhân vật khi nhận vai. Với những vai diễn về người phụ nữ mà tôi từng đóng, tôi rất yêu mến và cảm thấy có động lực, bởi tôi cũng có nhiều ý tưởng, sáng tạo... Khi mình có được những cơ hội như vậy thì tại sao không ở lại và khám phá sâu thêm về nó?
- Vậy nhưng, điện ảnh Việt vẫn còn non trẻ, mới, thậm chí còn cả thiếu thốn, nhưng bù lại, chị có cho rằng nó có được sự đón nhận và tiếp thu rất nhanh, cũng rất cởi mở nữa?
Đúng vậy, tôi cho rằng thị trường đang còn non, còn nhỏ thì sẽ có nhiều cơ hội kể về những cốt truyện rất khác nhau. Chẳng hạn như phim Bộ ba rắc rối mới đây kể về bộ ba phụ nữ, ở phim này, lần đầu tiên tôi thấy phụ nữ mình có quyền để “quậy”, để bùng nổ với nhiều tình huống rất hài hước khác hẳn với những vai diễn về phụ nữ mà trước đây tôi từng xem: đẹp, dịu dàng, khép nép, ngoan, dễ thương...
Tôi thấy phụ nữ hiện nay ngày càng độc lập, hiện đại nên cần những cốt truyện, phiêu lưu xảy ra trong gia đình.
- Chị có thấy khoảng cách giữa người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong nước với người phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài về ngày càng ngắn lại hay không?
Quyền lực giữa phụ nữ ở nước ngoài so sánh với phụ nữ trong nước, tôi thấy cả hai đều mạnh, nhưng điểm mạnh lại khác nhau.
Ở bên Mỹ, phụ nữ mạnh mẽ ở chỗ nêu ý kiến chia sẻ mỗi khi có suy nghĩ, họ không phải nhường nhịn, giữ ở trong bụng hay đắn đo khi bày tỏ nó. Còn với phụ nữ Việt Nam, sẽ có ý kiến, nhưng luôn biết thể hiện nhẹ nhàng, rất hiệu quả, khiến đàn ông luôn phải sẵn lòng hỗ trợ phái yếu.
- Bản thân chị đang thiên về phía nào?
Ồ! Tôi đang học được nhiều thứ. Tôi thấy mình có quyền lực hơn bởi tôi có thể làm chủ mọi tình huống.
Hồi mới về nước, tôi sẵn lòng ý kiến ngay, ý kiến liền, nói ra ngay,... rồi đôi khi chính sự thẳng ấy lại gây ra cả những hiểu lầm. Rút kinh nghiệm, tôi bắt đầu suy nghĩ về cái tính “nghĩ sao nói vậy”, tôi tìm cách thích nghi.
- Cảm nhận của chị về đàn ông Việt ra sao?
Tôi thấy đàn ông Việt khác hơn đàn ông nước ngoài (cười). Chẳng hạn, khi bày tỏ tình cảm, đàn ông nước ngoài sẽ nhắn tin: “Anh nhớ em”; “Anh nghĩ đến em”... Còn đàn ông Việt sẽ nhắn tin: “Sáng nay em ăn chưa?”... Tôi thấy đàn ông nước ngoài nói chính xác về suy nghĩ của mình hơn, nhớ nói nhớ, yêu nói yêu. Còn đàn ông Việt có vẻ thiên về chăm sóc nhiều hơn: “Sáng nay em ăn uống gì chưa? Em nhớ ăn uống đầy đủ nha!... Chúc em một ngày tốt lành.” (cười)
- Nghĩa là đàn ông Việt thể hiện tình cảm theo lối khác?
Đúng rồi! Mặc dù cả hai cách đều chung mục đích chia sẻ, chăm sóc cho người mình yêu, nhưng riêng đàn ông Việt chăm sóc kỹ hơn.
Đàn ông Việt, có khi thể hiện tình yêu, tình thương của mình bằng những hành động chăm sóc, phục vụ... Còn với người nước ngoài họ thể hiện rõ ràng như bằng cái hôn hay cầm tay chẳng hạn (cười).
- Một cô gái hiện đại như Kathy Uyên khi về Việt Nam có được nâng niu, có được quý giá hơn ở bên Mỹ hay không?
Tùy theo (cười) Tôi cũng cógặp những người đàn ông Việt, nhìn tôi là một cô gái Việt kiều có vẻ lạ cứ như một thử thách vậy. Có thể, đàn ông Việt biết cách để quyến rũ một phụ nữ Việt nhưng với cô gái Việt kiều thì như hơi mới mới (cười).
Giống như khi mình thử cái này, thử cái kia thấy cô ta hơi cá tính, mạnh mẽ, rất rõ ràng. Chẳng hạn, với cô gái nước ngoài, không yêu là hoàn toàn không, còn với cô gái Việt, có thể nói không yêu như một thử thách để chàng trai thêm cố gắng, ga lăng thêm, biết đâu sẽ thay đổi được suy nghĩ của cô gái.
Riêng với tôi, không là không, tôi đã không đói bụng thì đừng có mua thêm đồ ăn nữa, tôi không ăn được nữa đâu (cười). Đôi khi, đàn ông Việt thích khó để thêm phần thử thách, cố gắng nhiều hơn.
- Chị có cho rằng, về mặt chăm sóc, đàn ông Việt sẽ chăm sóc tốt hơn?
Đúng vậy! Cũng có cả sự bảo bọc, hy sinh cho tổ ấm, cho gia đình mình. Như đàn ông Việt muốn là người trụ cột của gia đình, làm ra tiền để chăm lo cho cả gia đình họ, không muốn người phụ nữ của họ phải vất vả.
Ngược lại, đàn ông nước ngoài lại bình đẳng, ai cũng phải làm việc, thậm chí ai cũng phải đem tiền về cho gia đình nên phải “bổ đầu người” (cười).
Nhưng khi phân chia công việc như vậy, đôi khi đàn ông nước ngoài lại đối xử với phụ nữ cân bằng hơn, tôn trọng phụ nữ hơn, vì họ có sự phân chia công bằng. Với đàn ông Việt lại có phần hơi căng thẳng, bởi gánh nặng kinh tế đặt hết lên vai họ, nên lúc nào họ cũng cảm thấy có áp lực.
- Nghĩa là đàn ông Việt vất vả hơn?
Có những lúc tôi thấy đàn ông Việt không muốn chia sẻ công việc với người phụ nữ của họ vì họ lo sợ người phụ nữ của mình phải lo lắng.
- Thật vậy, đàn ông Việt thường có thói quen tự lo, bao bọc, có chuyện gì ít chia sẻ... Có thể họ cho rằng, nói ra, vợ cũng không giải quyết được, hoặc nói ra họ sẽ trở thành tầm thường, bị đánh giá thấp đi. Cá nhân chị thấy sao?
Đúng vậy! Tôi cũng từng gặp những vấn đề như vậy, tôi có thắc mắc: “Sao anh không chia sẻ với em? Không chia sẻ nghĩa là không thương em!”, cái sự khác biệt này tôi cũng thấy đẹp mà.
Đôi lúc, anh căng thẳng quá mà anh không chịu chia sẻ nhưng vô tình lại để lộ ở những hành động bực bội nào đó làm cho vợ hay bạn gái của họ không hiểu tại sao. Đôi khi cũng cần cả sự chia sẻ nữa.
Quyên Ly/ Theo Chuyện đời