"Chúng ta có thể để lại nợ cho con cháu, nhưng cũng phải để lại cho con cháu những dự án chất lượng để có thể tiếp tục vận hành, phục vụ cho sự phát triển của đất nước và để trả nợ cho quốc gia", ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nói.

‘Để nợ cho con cháu thì cũng phải để lại những dự án chất lượng’

Trí Lâm | 30/05/2017, 18:04

"Chúng ta có thể để lại nợ cho con cháu, nhưng cũng phải để lại cho con cháu những dự án chất lượng để có thể tiếp tục vận hành, phục vụ cho sự phát triển của đất nước và để trả nợ cho quốc gia", ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nói.

Độc quyền kéo dài khiến đường sắt chậm phát triển

Phát biểu ý kiến tại phiên họp ngày 30.5 về dự ánLuật Đường sắt (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng nguyên nhân yếu kém của ngành đường sắt là “do độc quyền kéo dài”; việc kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt vẫn do một doanh nghiệp thực hiện. Do đó, ngành đường sắt không tạo nên sự hấp dẫn, không thu hút được đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước.

"Làm sao có thể yên tâm cạnh tranh với doanh nghiệp vận tải có "ông bố" đang quản lý tuyến đường này. Sự e ngại cạnh tranh không sòng phẳng này sẽ hạn chế khả năng đầu tư vào ngành đường sắt như thực trạng đang diễn ra”, ông Lâm nói.

Ông Lâm cũng nhấn mạnh: “Như vậy, dù nói mở cửavẫn không ai dám vào, không có sự cạnh tranh. Theo tôi, doanh nghiệp đã được giao tham gia kinh doanh kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư thì không được trực tiếp kinh doanh, hoặc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp vận tải đường sắt trên tuyến đường sắt đó để đảm bảo bảo nguyên tắc tự do cạnh trạnh”.

ĐBQH Trần Văn Lâm cho rằng ngành đường sắt chậm phát triển vì độc quyền- ảnh VPQH

Cùng quan điểm này, đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) cũng cho rằng vì doanh nghiệp độc quyền nên các doanh nghiệp khác muốn kinh doanh vận tải đường sắt phải ký hợp đồng với doanh nghiệp này. Điều này dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng, còn phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế… Do đó, cần có chính sách ưu đãi nhằm tạo đột phá trong kinh doanh vận tải đường sắt và kết cấu hạ tầng, công nghiệp đường sắt. Trong đó, nhất trí ưu đãi về ngành nghề, đất đai và tín dụng.

Đồng tình với nhận định này, đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) Dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi) ban đầu có bổ sung các chính sách ưu đãi, tách bạch giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt (Khoản 2, Điều 54) để hướng đến việc xóa bỏ độc quyền kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, dự thảo trình lần cuối lại bỏ các quy định này vì cho rằng điều đó hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng. Nhiều đại biểu cho rằng nên giữ quy định nhưdự thảo lần trước.

Theo đó, doanh nghiệp được giao quản lý hạ tầng này là doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những công cụ quản lý, điều tiết vốn, không nhất thiết phải lo cạnh tranh với doanh nghiệp khác mà nên trở thành chỗ dựa để hỗ trợ, kiến tạo cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác tham gia, phát triển.

Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng nên tập trung ưu đãi, thu hút đầu tư khu vực ngoài nhà nước để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa, đủ khả năng cạnh tranh với các loại hình vận tải khác.

Đừng quên ngành đường sắt như mấy chục năm qua

Theo đại biểu Nguyễn Văn Chương (TP.HCM), vận tải đường sắt có sự an toàn cao, giá thành vận tải rẻ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của quốc phòng… Theo đó, một hệ thống đường sắt hiện đại sẽ góp phần xây dựng kinh tế quốc phòng nói chung và khu vực phòng thủ trên biển đảo nói riêng. Do đó, Chính phủ cần tìm nguồn vốn tăng đầu tư cho ngành đường sắt.

“Vốn đầu tư cho ngành trong những năm sắp tới mà giống giai đoạn 2011-2015 vừa qua thì tương lai ngành đường sắt chưa có gì sáng sủa, vẫn lạc hậu, xuống cấp. Nhìn ra thế giới, hầu hết chỉ có Chính phủ là nhà đầu tư chính cho kết cấu hạ tầng đường sắt. Hiếm nhà đầu tư nào bỏ vốn lớn đầu tư cho ngành kinh tế chậm thu lợi như ngành này. Muốn nhà đầu tư thì phải có những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho họ. Không có lợi thì trải thảm đỏ.

Thừa nhận tình trạng này, ĐBQH Đặng Hoàng Tuấn (Long An) cho rằng Luật Đường sắt năm 2005 quy định Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt nhưng đến nay, kết quả huy động xã hội hóa chưa đáng kể. Nguyên nhân một phần do chính sách chưa hấp dẫn nhà đầu tư.

ĐBQH Đặng Hoàng Tuấn (Long An) cho rằng chính sách đầu tư cần cụ thể hơn - ảnh VPQH

Theo đó, ông Tuấn cho rằng chính sách đầu tư cần cụ thể hơn. Cần thiết phải quy định mức tối thiểu đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, quyết định tỷ trọng đầu tư xây dựng đường sắt trong tổng mức đầu tư công cho ngành giao thông.

Còntheo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), với tình hình nợ công như hiện nay, nếu chờ đến lúc đất nước có điều kiện thì rất lâu mới có thể làm được những dự án cho chất lượng.

Do đó, vị này cho rằng, trong quá trình phát triển đất nước, vay vốn nước ngoài để phát triển hạ tầng là tất yếu, tuy nhiên việc lệ thuộc quá nhiều về vốn có thể khiến chúng ta phải chịu quá nhiều rủi ro về giá thành và chất lượng. Thực tế đã chứng minh điều này ở nhiều dự án

"Chúng ta có thể để lại nợ cho con cháu, nhưng cũng phải để lại cho con cháu những dự án chất lượng để có thể tiếp tục vận hành, phục vụ cho sự phát triển của đất nước và để trả nợ cho quốc gia", ông Cảnh nói.

Tại phiên họp,Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩabáo cáo với các đại biểu Quốc hội, trong thời gian vừa qua ngành đường sắt được quan tâm rất hạn chế. Sau 100 năm, đường sắt của chúng ta cứ kém dần đi và cho đến hiện nay, thực sự rất lạc hậu.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng, các đánh giá của các đại biểu Quốc hội đã thể hiện sự quan tâm đó và hết sức xác đáng. Ban soan thảo sẽ tiếp thu nghiêm túc và hoàn thiện để báo cáo trình các đại biểu Quốc hội trong thời gian sớm nhất.

Hoài Phong
Bài liên quan
Dự án đường sắt cao tốc: Mong doanh nghiệp Việt 'bắt tay' thay vì triệt tiêu nhau
Đại tá Phan Phú, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) mong rằng trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC), các doanh nghiệp trong nước nên bắt tay thay vì triệt tiêu nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Để nợ cho con cháu thì cũng phải để lại những dự án chất lượng’