Không cần gì phải chạy mới có được một thân hình thon thả. Để kiểm soát được trọng lượng của mình đơn giản chúng ta chỉ cần đi bộ.

Đi bộ 12.000 bước mỗi ngày giúp giảm cân hiệu quả

La Hường | 31/10/2017, 06:51

Không cần gì phải chạy mới có được một thân hình thon thả. Để kiểm soát được trọng lượng của mình đơn giản chúng ta chỉ cần đi bộ.

Mọi người muốn bớt đi vài kí-lô nên thường có xu hướng luyện tập các môn thể thao mệt nhọc, mạnh bạo có thể gây ra các hậu quả khôn lường cho cơ và xương, và mọi người thường chỉ có thể tập luyện trong thời gian ngắn, chưa đủ để ước mơ giảm cân hoàn toàn trở thành hiện thực.

Sẽ tốt hơn nếu luyện tập vài phút mỗi ngày nhưng một cách đều đặn. Và vì không phải ngày nào chúng ta cũng đến được phòng tập nhưng chỉ đạt kết quả bằng một phương pháp đơn giản hơn nhiều:Đi bộ.

Vấn đề là chúng ta cần phải đi bộ bao nhiêu bước mỗi ngày để điều này mang lại hiệu quả thực sự. Một nhóm các nhà khoa học vì thế đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và thiết lập một chuẩn mực sơ bộ giúp mọi người có thể xác định mình cần đi bao nhiêu bước mỗi ngày.

14 nhà nghiên cứu đã theo dõi 3.127 người trưởng thành và có sức khoẻ tốt (2.151 phụ nữ và 976 đàn ông) từ 19-94 tuổi. Các nhà nghiên cứu ước lượng chỉ số cân nặng để xác định số bước họ cần phải đi mỗi ngày, sau đó phân tích hiệu quả của việc đi bộ. Qua nghiên cứu họ kết luận rằng,phụ nữ từ 18-40 tuổi muốn kiểm soát trọng lương cơ thể của mình phải đi bộ 12.000 bước mỗi ngày, 11.000 bước cho phụ nữ từ 40-50 tuổi, 10.000 cho phụ nữ từ 50-60 tuổi và 8.000 bước cho tuổi 60 trở lên. Còn đàn ông từ 18-50 tuổi phải đi bộ 12.000 bước mỗi ngày và 11.000 cho độ tuổi 50 trở lên.

Nhiều người chỉ chú tâm vào số bước chân dù họ bước ngắn hay dài nhưng theo đơn vị đo lường cổ của La Mã một bước chân dài khoảng 75cm, điều đó nghĩa là ta phải đi bộ trung bình từ 8 đến 10km mỗi ngày nhưng điều này nghe có vẻ không được thoải mái cho lắm đối với những dân cư ở trung tâm thành phố.

Những ai không nên đi bộ để giảm cân:

- Những người đang mắc các chứng bệnh về xương khớp: đau khớp, thấp khớp, viêm đa khớp.

- Những người mới hồi phục sau các chấn thương: dãn dây chằng, tổn thương sụn chêm, bong gân, trật khớp, nứt hoặc gãy xương mới tháo bột, rút đinh, bỏ nẹp.

- Những người có các bệnh lý về mạch máu như: dãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc động mạch-tĩnh mạch chi dưới.

- Những người đang bị ứ dịch phù 2 chi dưới như: hội chứng thận hư, suy thận, suy tim phải, xơ gan cổ chướng hoặc phụ nữ đang mang thai có phù 2 chi dưới.

Ăn gì, uống gì trong lúc đi bộ và sau đó:

- Nên uống 1 ly nước lọc trước khi đi bộ và uống từng ngụm nước vừa phải trong khi đi.

- Sau khi đi bộ xong, cần nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút mới nên ăn, và chỉ nên ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, chất đạm.

- Sau 1 giờ mới được phép ăn bữa chính, ăn chất bột, đường hay ít chất béo theo đúng khẩu phần trong ngày.

- Nếu cảm thấy đói hoặc thèm ăn ngay sau khi đi bộ về, cần xác định lại mức độ vận động do đi bộ đã vượt quá ngưỡng kiểm soát của cơ thể.

- Nên ăn nhiều chất đạm, chất xơ hơn là chất bột đường hoặc chất béo.

Hà Anh (TH)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đi bộ 12.000 bước mỗi ngày giúp giảm cân hiệu quả