Tình trạng đại dịch COVID-19 hoành hành ở Ấn Độ là lời cảnh tỉnh cho châu Phi rằng các chính phủ và công dân không được lơ là việc cảnh giác.

Dịch COVID-19 ở Ấn Độ là lời cảnh tỉnh châu Phi với hệ thống y tế quá mong manh

Nhân Hoàng | 29/04/2021, 21:20

Tình trạng đại dịch COVID-19 hoành hành ở Ấn Độ là lời cảnh tỉnh cho châu Phi rằng các chính phủ và công dân không được lơ là việc cảnh giác.

John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC Châu Phi), cho biết các quốc gia châu lục này thường không có đủ số lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe, giường bệnh, nguồn cung cấp oxy và lục địa 1,3 tỉ dân thậm chí sẽ bị quá tải hơn so với Ấn Độ nếu các trường hợp gia tăng theo cách tương tự.

Ông nói với các phóng viên: “Chúng tôi đang theo dõi với sự nghi ngờ hoàn toàn… Những gì đang xảy ra ở Ấn Độ không thể làm ngơ trước lục địa của chúng tôi”.

John Nkengasong kêu gọi người châu Phi đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người, cảnh báo: "Chúng ta không thể và không nên thấy mình trong viễn cảnh ở Ấn Độ vì bản chất rất mong manh của hệ thống y tế chúng ta".

John Nkengasong nói Liên minh châu Phi (AU) sẽ triệu tập cuộc họp với tất cả các bộ trưởng y tế châu Phi vào ngày 8.5 để "đặt mọi người trong tình trạng báo động".

dich-covid-19-o-an-do-la-loi-canh-tinh-cho-chau-phi-1-.jpg
John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC của châu Phi
dich-covid-19-o-an-do-la-loi-canh-tinh-cho-chau-phi.jpg
Một cậu bé đi trước bức vẽ graffiti cổ vũ cuộc chiến chống lại COVID-19 ở khu ổ chuột Mathare của Thủ đô Nairobi, Kenya

Với 1,35 tỉ người, Ấn Độ có quy mô dân số tương đương lục địa châu Phi. Thậm chí châu Phi còn có hệ thống y tế yếu hơn nhưng không như Ấn Độ - không sản xuất số lượng lớn thuốc hoặc vắc xin, ông John Nkengasong nói thêm.

John Nkengasong nói rằng quan tâm đến hướng dẫn y tế công cộng rất quan trọng ở châu Phi vào lúc này vì việc triển khai vắc xin COVID-19 của châu lục này bị cản trở bởi cuộc khủng hoảng từ Ấn Độ.

Phần lớn vắc xin được cung cấp cho châu Phi đến nay thông qua cơ sở chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX là mũi tiêm AstraZeneca do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất. Ấn Độ đã đình chỉ xuất khẩu loại vắc xin COVID-19 này vào tháng 3.2021 để đối phó với nhu cầu nội địa tăng.

John Nkengasong cho biết hôm 29.4 vẫn chưa rõ khi nào xuất khẩu sẽ tiếp tục, cảnh báo tình hình ở Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến khả năng dự đoán về việc triển khai vắc xin của châu Phi "trong những tuần và có lẽ là vài tháng tới".

Châu Phi có thể được hưởng lợi từ nguồn cung bổ sung nếu hai loại vắc xin do Trung Quốc sản xuất đạt được sự chấp thuận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tuần tới, một quan chức của WHO Châu Phi cho biết.

"Nếu có nhiều vắc xin hơn đã được chấp thuận sơ tuyển của WHO, chúng tôi biết rằng nhiều ứng viên trong số này có thể vào lục địa của chúng tôi mà không gặp bất kỳ vấn đề nào khác", Phionah Atuhebwe nói trong một cuộc họp trực tuyến hàng tuần.

Châu Phi ghi nhận gần 76.000 ca nhiễm COVID-19 mới từ ngày 19.4 đến 25.4, giảm 8% so với tuần trước, theo số liệu của CDC Châu Phi.

Ấn Độ đã báo cáo 379.257 ca COVID-19 mới và 3.645 trường hợp tử vong nữa vào ngày 28.4, theo dữ liệu của Bộ Y tế. Đây là số ca mắc mới và người chết cao nhất được ghi nhận trong một ngày ở Ấn Độ kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Bài liên quan
Vì sao Ấn Độ công bố cuộc họp 2+2 với Nga khi cần Mỹ hỗ trợ thiết bị và vắc xin chống COVID-19?
Hôm 28.4, Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi thông báo rằng ông và Tổng thống Nga - Vladimir Putin đã đồng ý thiết lập một cuộc gặp 2+2 giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch COVID-19 ở Ấn Độ là lời cảnh tỉnh châu Phi với hệ thống y tế quá mong manh