Đại diện Văn phòng Chính phủ dẫn chứng đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), TP.HCM mất trung bình 28 ngày để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, trong khi các địa phương đã liên thông thủ tục này chỉ mất 30 phút tới một giờ.

Dịch vụ công trực tuyến ở TP.HCM ‘quá chậm’ so với các địa phương khác

P.V | 12/08/2022, 15:12

Đại diện Văn phòng Chính phủ dẫn chứng đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), TP.HCM mất trung bình 28 ngày để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, trong khi các địa phương đã liên thông thủ tục này chỉ mất 30 phút tới một giờ.

Thông tin trên được người đại diện Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Duy Hoàng, Cục phó Kiểm soát thủ tục hành chính đưa ra tại Hội nghị sơ kết cải cách hành chính của TP.HCM vào sáng 12.8.

onghoang.jpg
Ông Nguyễn Duy Hoàng - Ảnh: VNE

Sáng 12.8, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2022 và phân tích, đánh giá các chỉ số liên quan công tác cải cách hành chính năm 2021 của TP.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Duy Hoàng đề nghị TP sớm hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, trên cơ sở hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Theo ông Hoàng, Chính phủ yêu cầu toàn bộ 800 dịch vụ công trực tuyến phải được kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, TP.HCM mới có 22 dịch vụ được kết nối. Số lượng này là rất ít, đơn lẻ và không liên thông, liên kết giữa các cơ quan, khiến thời gian giải quyết chưa rút ngắn.

"Hầu hết các tỉnh, thành đã xây dựng dịch vụ công trực tuyến liên thông trong thanh toán đất đai, thuế nhưng TP.HCM không làm được. Ta quá chậm so với địa phương khác", ông Hoàng đánh giá.

Đại diện Văn phòng Chính phủ dẫn chứng đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), TP.HCM mất trung bình 28 ngày để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, trong khi các địa phương đã liên thông thủ tục này chỉ mất 30 phút tới một giờ.

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm, TP đã tiếp nhận và giải quyết khoảng 5,3 triệu hồ sơ, nhưng hiện trên hệ thống mà Thủ tướng theo dõi chỉ 11.000 hồ sơ. Như vậy, các hồ sơ còn lại là báo cáo giấy. Việc này dẫn đến báo cáo của TP.HCM thì gần như 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn, nhưng Thủ tướng theo dõi chỉ khoảng 63% hồ sơ là đúng hạn.

Cũng theo ông Hoàng, TP cũng là một trong những địa phương nhận được nhiều phản ánh của người dân về sự chậm trễ, thái độ của công, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, và chiếm 1/5 tổng số phản ánh, kiến nghị của cả nước.

Về giải pháp, ông Hoàng đề xuất TP.HCM nghiên cứu phân cấp việc tiếp nhận đối với loại thủ tục hành chính có nhu cầu lớn để hạn chế người dân, doanh nghiệp phải đến sở, ngành. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị thành phố cần số hóa hơn 1.760 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người dân.

Cũng về vấn đề này, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, tháng 10.2022, TP sẽ hoàn thành cổng dịch vụ công. Cổng sẽ cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn phần với các thủ tục hành chính đủ điều kiện. Cụ thể là cung cấp 403 dịch vụ công trực tuyến theo quyết định của UBND TP, và 25 dịch vụ công thiết yếu theo đề án 06.

Với hệ thống thông tin một cửa điện tử, Sở sẽ thiết lập 1.454 thủ tục hành chính của các sở ban ngành và các địa phương để người dân nộp hồ sơ trực tiếp và trực tuyến.

"Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử từ tháng 10 sẽ trở thành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất của toàn TP. Hệ thống này sẽ kết nối với Cổng dịch công quốc gia và hệ thống xác thực định danh của công an", ông Thắng nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch vụ công trực tuyến ở TP.HCM ‘quá chậm’ so với các địa phương khác