Sự thành công của Trung Quốc phần nào đó là đến từ việc khép cửa nền kinh tế càng nhiều càng tốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa khổng lồ của mình, từ đó tạo ra các tập đoàn hùng mạnh hàng đầu thế giới. Nhưng, điểm yếu chí tử của chiến lược phát triển đó là tạo ra một nền kinh tế rất kém cạnh tranh.

Điểm yếu chí tử của kinh tế Trung Quốc ngày càng lộ

02/09/2016, 14:31

Sự thành công của Trung Quốc phần nào đó là đến từ việc khép cửa nền kinh tế càng nhiều càng tốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa khổng lồ của mình, từ đó tạo ra các tập đoàn hùng mạnh hàng đầu thế giới. Nhưng, điểm yếu chí tử của chiến lược phát triển đó là tạo ra một nền kinh tế rất kém cạnh tranh.

Sự thành công của Trung Quốc phần nào đó là đến từ việc khép cửa nền kinh tế càng nhiều càng tốt.

Có lẽ nhiều người biết đến bài trả lời phỏng vấn nổi tiếng của ông chủ tập đoàn thương mại điện tử đình đám Alibaba – Jack Ma, khi vị tỷ phú này tuyên bố lý do chủ yếu tạo nên thành công phi thường của Alibaba là vì những lợi thế lớn trong việc khai thác thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc chứ không phải vì hoạt động hiệu quả hơn các tập đoàn sừng sỏ quốc tế như Amazon, và nếu Alibaba phải đối đầu với Amazon tại một thị trường ngoài Trung Quốc thì tập đoàn của Jack Ma sẽ thua ngay lập tức.

Lời tuyên bố của vị tỷ phú họ Mã này có thể đã chạm vào lòng tự ái của khá nhiều người Trung Quốc, nhưng nó đã nói lên một sự thật không thể phủ nhận: Sự thành công của Trung Quốc phần nào đó là đến từ việc khép cửa nền kinh tế càng nhiều càng tốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa khổng lồ của mình, từ đó tạo ra các tập đoàn hùng mạnh hàng đầu thế giới. Nhưng, điểm yếu chí tử của chiến lược phát triển đó là tạo ra một nền kinh tế rất kém cạnh tranh.

Có thể dễ dàng liệt kê những điểm chính yếu để làm dẫn chứng cho sự yếu kém về cạnh tranh của kinh tế Trung Quốc. Yếu tố tạo nên sự thành công trong chiến lược lấy xuất khẩu làm chủ đạo của Trung Quốc trong nhiều năm qua là giá nhân công thấp, nó là yếu tố cốt lõi để tạo ra lợi thể quyết định của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc là giá thành rẻ; Dù chất lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước này không đến nỗi tồi, nhưng rõ ràng là vẫn thua kém so với các nước phát triển hơn.

Một nền kinh tế tạo dựng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình dựa trên giá nhân công thấp sẽ không thể coi là có sức cạnh tranh cao, khi mà yếu tố giá nhân công sẽ sớm thay đổi. Nửa đầu năm 2016 chứng kiến sự sa sút mạnh về xuất khẩu của Trung Quốc một phần lớn là do hệ quả của việc lạm dụng yếu tố giá nhân công để xây dựng tính cạnh tranh cho hàng hóa. Khi giá nhân công ở Trung Quốc đã tăng rất mạnh (trung bình 400-500 USD/người/tháng) thì hệ quả tất yếu là sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước này sẽ tuột dốc không phanh.

Một câu chuyện đang được lấy ra làm dẫn chứng điển hình cho tình trạng kém cạnh tranh trong nền kinh tế Trung Quốc, đó là trường hợp của các doanh nghiệp kinh doanh điện ảnh của nước này. Đây là một ngành kinh doanh béo bở, và tỷ phú giàu nhất Trung Quốc là Vương Kiện Lâm cũng đồng thời là ông chủ sở hữu chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất nước, nhưng hiện tại ngành công nghiệp hái ra tiền này đang sa sút nhanh đến không ngờ. Cụ thể, trong mùa hè năm nay vốn được xem là cao điểm cho các hoạt động kinh doanh điện ảnh, lần đầu tiên doanh thu phóng vé ở Trung Quốc đã sụt giảm trong vòng 5 năm trở lại đây. Chỉ tính riêng trong tháng Bảy, lượt khách xem phim đã giảm khoảng 15%. Đây được xem là một cuộc khủng hoảng, khi mà mức tăng trưởng doanh thu của ngành này năm ngoái lên tới 50%.

Tình trạng ế ẩm và sụt giảm doanh thu của các rạp chiếu phim và các hãng điện ảnh lớn đến mức, chính phủ Trung Quốc buộc phải ngưng lệnh cấm và hạn chế các bộ phim mùa hè của Hollywood đã tồn tại trong vài năm qua để kích cầu và thu hút khán giả đến rạp. Động thái này được xem như một biểu tượng cho tình trạng kém cạnh tranh đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Trung Quốc.

Đã nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc duy trì một hạn chế về số lượng phim nước ngoài được trình chiếu tại các rạp của nước này mỗi năm, ở thời điểm hiện tại con số này dừng lại ở mức 34, nghĩa là sẽ chỉ có 34 phim nước ngoài được phép chiếu ở Trung Quốc mỗi năm. Đã có khá nhiều bộ phim bom tấn của điện ảnh thế giới, mà phần lớn là của Hollywood, đã bị cấm chiếu ở Trung Quốc hoặc chiếu trễ hơn so với quốc tế. Lý do chủ yếu không chỉ ở việc Bắc Kinh muốn hạn chế ảnh hưởng văn hóa nước ngoài, mà phần lớn là vì để ưu ái và thiên vị các hãng phim trong nước.

Bằng cách cấm chiếu hoặc chiếu trễ các bộ phim bom tấn của nước ngoài, chính phủ Trung Quốc khuyến khích người dân ưu tiên bỏ tiền để xem các phim do các hãng nội địa sản xuất, không chỉ nhằm mục đích truyền bá văn hóa mà còn vì yếu tố lợi nhuận. Khi ngành công nghiệp này tăng doanh thu lên tới 50% vào năm ngoái, có lẽ Bắc Kinh cho rằng mình đã thành công, nhưng tất cả mọi thứ đã đảo ngược hoàn toàn ở thời điểm hiện tại, buộc chính phủ Trung Quốc phải nới lỏng lệnh cấm phim nước ngoài nhằm cứu doanh thu cho các rạp chiếu phim. Sự yếu kém cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất phim Trung Quốc, cũng đồng thời là sự kém cạnh tranh của cả nền kinh tế nước này.

Có thể dễ dàng chỉ ra sự yếu kém cạnh tranh của kinh tế Trung Quốc khi nhìn vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của nước này. Xét về quy mô, thì khối quốc doanh của Trung Quốc có tổng giá trị tương đương với nền kinh tế số bốn thế giới là Đức. Trong đó, các DNNN chiếm khoảng 40% tài sản công nghiệp và 18% lực lượng lao động chính.

Tuy nhiên, dù có quy mô khổng lồ và được ưu ái rất nhiều về nguồn vốn, tài nguyên và quyền hạn, thì đây lại đang là khu vực trì trệ nhất trong nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể, tỷ số lợi nhuận trên tài sản của các DNNN Trung Quốc thuộc diện thấp nhất trong nền kinh tế, chỉ đạt khoảng 4% so với mức 11% của khối tư nhân.

Không chỉ kém hiệu quả và kém cạnh tranh hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà các DNNN Trung Quốc còn tỏ ra có tính cạnh tranh thảm hại hơn nữa nếu so với các đối thủ nước ngoài. Hầu hết các thương hiệu lớn và có tính cạnh tranh cao của Trung Quốc trên thế giới đều đến từ các doanh nghiệp tư nhân, và gần như vắng bóng các DNNN. Có lẽ để bù đắp điểm yếu này, các DNNN Trung Quốc này đã liên tục vung tiền để mua các công ty công nghệ cao tiên tiến nhất trên thế giới trong thời gian qua. Nhưng liệu nó sẽ có hiệu quả đến đâu, khi mà khu vực DNNN vẫn đang trì trệ đến thảm hại như thế.

Ngay cả những tập đoàn tư nhân thành công nhất và nổi tiếng nhất của Trung Quốc, cũng xuất phát từ tình trạng kém cạnh tranh trong nền kinh tế, không ít thì nhiều. Ví dụ điển hình là tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Jack Ma, được xem là Amazon của Trung Quốc và hiện đang là một trong hai tập đoàn có giá trị vốn hóa lớn nhất tại nước này.

Jack Ma đã từng chia sẻ rằng, một trong những lý do chủ yếu giúp Alibaba thành công, là vì chính sách hạn chế các tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa của chính phủ Trung Quốc. Điều này tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước để thâu tóm thị trường nội địa khổng lồ của nước này. Alibaba trở nên hùng mạnh là vì nắm phần lớn thị trường thương mại điện tử Trung Quốc, chứ không phải vì hoạt động hiệu quả hơn so với các tên tuổi lớn khác như Amazon. Bản thân Jack Ma cũng thừa nhận, nếu cạnh tranh sòng phẳng tại một thị trường thứ ba, thì Alibaba hoàn toàn không phải là đối thủ của Amazon.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm yếu chí tử của kinh tế Trung Quốc ngày càng lộ