Đến hẹn lại lên, vào ngày cuối cùng của năm, hàng chục nghìn người sẽ tập trung đến quảng trường Thời đại tại thành phố New York (Mỹ) để chứng kiến nghi thức thả cầu pha lê đón năm mới.
Văn hóa

Điều chưa biết về nghi lễ thả cầu pha lê đón năm mới tại New York

Cẩm Bình 31/12/2023 17:02

Đến hẹn lại lên, vào ngày cuối cùng của năm, hàng chục nghìn người sẽ tập trung đến quảng trường Thời đại tại thành phố New York (Mỹ) để chứng kiến nghi thức thả cầu pha lê đón năm mới.

tru00.jpg
Quả cầu pha lê đón năm mới - Ảnh: AP

Trước lúc dịch COVID-19 bùng phát, số lượng người đến xem trực tiếp thường lên đến 60.000. Do lo ngại biến thể Omicron lây lan nên ban tổ chức lễ đón năm mới 2024 khuyến khích mọi người xem nghi thức trực tuyến và giới hạn số người xem trực tiếp ở mức 15.000.

Năm ngoái là đánh dấu năm đầu tiên kể từ năm 1904 đám đông bị cấm tập trung đến quảng trường Thời đại. Nghi thức thả cầu từng bị hủy bỏ trong 2 năm lúc Thế chiến thứ hai diễn ra, nhưng mọi người vẫn có mặt và giữ im lặng trong 1 phút. 100 năm qua quả cầu từ chỉ là một chiếc lồng sắt cùng gỗ trang trí bóng đèn trở thành vật thể pha lê rực rỡ.

Nghi thức thả cầu ra đời nhờ một thợ kim loại nhập cư tên Jacob Starr và nhà xuất bản tờ The New York Times Adolph Ochs. Ông Ochs từng thành công thu hút người dân tập trung quanh trụ sở mới của báo - một tòa nhà chọc trời ở quảng trường Thời đại - để đón năm mới bằng màn pháo hoa ăn mừng. Tuy nhiên sau đó giới chức thành phố lại ban hành lệnh cấm bắn pháo hoa.

Năm 1907, ông Ochs giao cho Starr (đang làm việc cho công ty làm bảng hiệu Strauss Signs) nhiệm vụ tạo ra một màn trình diễn mới. Quả cầu đón năm mới được sáng tạo dựa trên cầu thời gian – thiết bị hàng hải phổ biến thế kỷ 19. Trước đây, các bến cảng và đài quan sát thường nâng hạ một quả cầu kim loại vào thời điểm nhất định trong ngày để giúp thủy thủ chỉnh lại thiết bị theo dõi thời gian cho đồng bộ.

Ông Ochs cùng người quản lý điện trụ sở The New York Times Walter Palmer được cho đã lấy cảm hứng từ tòa nhà Western Union, nơi nâng hạ cầu thời gian hằng ngày. Nhưng Tama - cháu gái của Starr - khẳng định chính ông nội bà là tác giả ý tưởng.

Quận Manhattan, nơi Quảng trường Thời đại tọa lạc được chiếu sáng một phần bằng điện từ những năm 1880, nhưng một nửa số hộ gia đình Mỹ vẫn dùng nến đèn khí đốt đến thập niên 1920. Vì vậy một quả cầu lấp lánh thả xuống giữa bầu trời tối đen sẽ vô cùng ấn tượng.

Khi quả cầu chạm đến tấm bảng ghi số năm cũ, đội ngũ thợ điện gạt cầu dao tắt đèn và bật sáng số năm mới – tạo nên hiệu ứng cầu khi rơi xuống biến thành số.

tr01.jpg
Một phiên bản quả cầu đón năm mới dùng khung nhôm - Ảnh: AP

Đã có 7 quả cầu khác nhau kể từ lúc nghi thức ra đời, từ một kết cấu bằng sắt nặng hơn 300kg gắn đầy bóng đèn 25w đến một vật thể khung nhôm nhẹ hơn sau Thế chiến thứ hai, rồi đến phiên bản “quả táo lớn” dưới thời cựu thị trưởng Ed Koch. Đội ngũ nhân công dùng hệ thống ròng rọc phức tạp để nâng hạ cầu, việc kiểm soát tốc độ hoàn toàn bằng sức người.

tr02.jpg
Phiên bản quả cầu năm 2000 - Ảnh: AP

Vào năm 1995 khi quả cầu được trang trí bằng đá nhân tạo cùng đèn nhấp nháy, việc điều khiển do máy tính phụ trách nên đội ngũ nhân công trước đây không còn cần thiết nữa. Quả cầu ngày nay do Waterford Crystal cùng đèn Philips Lighting kết hợp tạo thành với 32.256 đèn LED lập trình sẵn hiển thị hàng triệu màu sắc lẫn hoa văn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều chưa biết về nghi lễ thả cầu pha lê đón năm mới tại New York