Bộ Công thương vừa có thông cáo về độ chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở và theo cam kết hiệp định thương mại, dẫn đến DN hưởng lợi cả trăm tỉ còn người tiêu dùng chịu thiệt.

DN lãi trăm tỉ nhờ chênh lệch thuế, Bộ Công thương lên tiếng

Một Thế Giới | 14/03/2016, 19:39

Bộ Công thương vừa có thông cáo về độ chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở và theo cam kết hiệp định thương mại, dẫn đến DN hưởng lợi cả trăm tỉ còn người tiêu dùng chịu thiệt.


Theo thông báo mới phát đi, Bộ Công thương nêu rằng, theo điểm b Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá, chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).

Bộ Công Thương cho biết đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các FTA, theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng.

Theo Thông tư 165 của Bộ Tài chính,từ ngày 1.1.2015, thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN là 20% và dầu diesel là 5% theo hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký. Từ ngày 1.1.2016, thuế nhập khẩu các mặt hàng như diesel, mazut, dầu hỏa... từ ASEAN giảm về 0%. Riêng thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc đối với xăng còn 10% và các loại dầu còn 5%.
Tuy nhiên, theo nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở (căn cứ để xác định giá xăng dầu) vẫn được liên bộ Công thương và Tài chính tính trên mức thuế nhập khẩu ưu đãi bình thường, đối với xăng là 20%, dầu diesel và dầu mazut là 10%, dầu hỏa 13%.
Điều này có nghĩa với mặt hàng dầu diesel, các doanh nghiệp đã được hưởng lợi do chênh lệch 5% thuế nhập khẩu. Chênh lệch này dẫn tới các doanh nghiệp nhập khẩu dầu từ ASEAN được lợi, trong khi người tiêu dùng chịu thiệt.
Thông báo trên của Bộ Công thương nhằm trả lời thắc mắc của các phương tiện truyền thông khi thời gian gần đây đã phản ánh việc áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng dầu theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với ASEAN, Hàn Quốc có khác nhau và khác với mức thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi (MFN). Điều này ảnh hưởng đến cách tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo Nghị định số 83.

Trước đó, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) cũng thông tin về độ vênh giá xăng dầu. Theo ông Thi, mặt bằng chung thuế xăng dầu áp tính giá xăng dầu bán ra là 10% nhưng có trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải chịu thuế 0%.

Hoàng Long

Bài liên quan
Tổng cục Thuế lên tiếng về thông tin 'có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế TMĐT'
Tổng cục Thuế vừa lên tiếng phản hồi thông tin "từ ngày 1.1.2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DN lãi trăm tỉ nhờ chênh lệch thuế, Bộ Công thương lên tiếng