Trang The Intercept có trụ sở ở Mỹ vừa có bài "Saudi cắt sâu sản lượng dầu còn khiến Nga bất ngờ" sẽ khiến chính quyền Joe Biden gặp thất thế trong cuộc bầu cử giữa kỳ tới dây.

Đòn liên thủ của Nga và Ả Rập Saudi nhằm khiến chính quyền Biden dính "hồi mã thương"

Tá Nhu (dịch) | 23/10/2022, 10:10

Trang The Intercept có trụ sở ở Mỹ vừa có bài "Saudi cắt sâu sản lượng dầu còn khiến Nga bất ngờ" sẽ khiến chính quyền Joe Biden gặp thất thế trong cuộc bầu cử giữa kỳ tới dây.

Đầu tháng này, khối các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ đã thông báo sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày - một động thái sẽ đẩy giá dầu lên chỉ một tháng trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Lập tức các đảng viên Dân chủ ở Washington đã lên tiếng cáo buộc Riyadh bắt tay với Nga, một thành viên quyền lực khác của OPEC+. Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer cáo buộc những gì Ả Rập Saudi đã làm để giúp Toorngthoosng Nga Vladimir Putin tiếp tục duy trì cuộc chiến ở Ukraine.

Nhưng theo The Intercept trích hai nguồn tin Ả Rập Saudi am hiểu về các cuộc đàm phán, Ả Rập Saudi thực sự đã thúc đẩy cắt giảm sản lượng dầu nhiều gấp đôi so với kỳ vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến ngay cả người Nga cũng phải ngạc nhiên. Điều đó cho thấy rằng động cơ của Riyadh sâu xa hơn những gì các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu muốn thừa nhận

Các thông báo công khai cũng gợi ý về động lực cắt giảm sản lượng của Ả Rập Saudi mạnh mẽ hơn nhiều so với Nga cũng như các thành viên OPEC + khác ban đầu tìm kiếm. Vào ngày 27.9, Reuters đưa tin rằng Nga ủng hộ việc cắt giảm 1 triệu thùng / ngày - chỉ bằng một nửa so với những gì sau đó được thỏa thuận. Sau đó, vào ngày 5.10, OPEC + thông báo rằng họ sẽ cắt giảm 2 triệu thùng / ngày. Vào ngày 14.10, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng John Kirby nói rằng “nhiều hơn một” thành viên OPEC + không đồng ý về việc cắt giảm nhưng đã bị Ả Rập Saudi ép buộc phải thực hiện nó - nhưng ông từ chối nêu rõ quốc gia nào. Theo Wall Street Journal, các thành viên OPEC + đã phản đối việc cắt giảm bao gồm Kuwait, Iraq, Bahrain và thậm chí là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một đồng minh thân cận của Ả Rập Saudi. Các quốc gia này được cho là lo ngại rằng việc cắt giảm sản lượng có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và cuối cùng sẽ làm giảm nhu cầu về dầu. Tuy nhiên, sau đó thì chính các quan chức đầy đủ danh tính và chức vụ của Kuwait, Bahrain và UAE đã lên tiếng khẳng định việc cắt giảm sản lượng là do họ đồng thuận.

Các nguồn tin cho biết Ả Rập Saudi, vốn được Mỹ coi là đồng minh, đã thúc đẩy cắt giảm sâu hơn những gì mà Nga mong đợi. Một người Saudi thân cận với hoàng gia nhận định “Mọi người ở D.C. cho rằng MBS (Thái tử Mohammed bin. Salman) đứng về phía Putin, nhưng tôi nghĩ MBS thậm chí còn theo phái thân Putin còn hơn cả Putin”.

Trong khi Ả Rập Saudi vẫn khẳng định rằng động thái này chỉ được thúc đẩy bởi lợi ích kinh tế, Nhà Trắng và các đảng viên Dân chủ hàng đầu khác nói rằng Ả Rập Saudi đang theo đuổi sự liên kết có ý thức với Nga. John Kirby nói: “Bộ ngoại giao Ả Rập Saudi có thể cố gắng xoay chuyển hoặc làm chệch hướng, nhưng sự thật rất đơn giản”, đồng thời cáo buộc “họ biết” rằng việc cắt giảm sản lượng dầu sẽ “tăng doanh thu của Nga và làm giảm hiệu quả của các lệnh trừng phạt” chống lại Nga trong bối cảnh phương Tây muốn áp trần giá dầu Nga liên quan cuộc chiến ở Ukraine.

Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ chủ yếu xoay quanh thông điệp này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc cắt giảm này nhắm thẳng vào đảng Dân chủ - điều mà các quan chức đảng Dân chủ không muốn thừa nhận một cách công khai.

Bruce Riedel, một thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói với The Intercept trong một email: “Người Ả Rập Saudi nhận thức rõ rằng giá tại trạm bơm xăng đã là một vấn đề chính trị quan trọng ở Mỹ kể từ năm 1973. Họ muốn một sự gia tăng lớn để giúp đảng Cộng hòa”, đồng thời ông giải thích rằng MBS coi việc GOP giành lại Quốc hội là “bước đầu tiên để Donald Trump giành chiến thắng vào năm 2024 và một bước lùi cho Biden”.

Năm 1973, Ả Rập Saudi khởi xướng một lệnh cấm vận dầu mỏ nhằm trừng phạt Mỹ và các quốc gia khác ủng hộ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur. Sau đó, vào năm 1979, Ả Rập Saudi một lần nữa khởi xướng lệnh cấm vận dầu mỏ - lần này là sau cuộc cách mạng Iran, với kết quả là giá khí đốt cao đóng vai trò quyết định khiến Jimmy Carter thua Ronald Reagan trong cuộc đua tổng thống năm 1980. Carter nổi tiếng đã đặt các tấm pin mặt trời trên nóc Nhà Trắng như hành động mang tính biểu tượng cho tầm quan trọng của việc Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, một cử chỉ khiến ông đã bị chế giễu.

Quy tắc của MBS đã chứng kiến ​​quyền lực này được sử dụng theo cách đảng phái sâu sắc. MBS đã tuân thủ các yêu cầu sản xuất dầu của cựu tổng thống Trump trong hai năm bầu cử: một lần vào năm 2018, bằng cách tăng sản lượng dầu để hạ giá và một lần nữa vào năm 2020 bằng cách giảm sản lượng, điều mà Trump muốn bảo vệ ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ khỏi bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thấp trong đại dịch.

Riedel phân tích: “MBS rất thích một mối quan hệ tốt đẹp với Trump”, đồng thời cho biết cựu tổng thống Mỹ luôn đứng về phía MBS. Ông Trump đã loại bỏ truyền thống lâu đời ở Nhà Trắng khi thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình trên cương vị tổng thống là tới Riyadh. Tại đây, ông được tặng quà và ký hợp đồng bán vũ khí kỷ lục 350 tỉ USD cho Saudi. Ông cũng phủ quyết ba dự luật riêng biệt của quốc hội có thể ngăn chặn việc bán vũ khí cho Riyadh và tỏ ra rất tự hào về việc bảo vệ MBS trước những cáo buộc xoay quanh vụ nhà báo Jamal Khashoggi.

Sarah Leah Whitson, giám đốc điều hành của Democracy in the Arab World Now, phân tích: “Bạn không cần phải vắt óc để thấy rằng MBS đang cố ý và kiên trì hành động chống lại lợi ích của Mỹ và đặc biệt là chính quyền Biden. Hành động của ông không chỉ là ‘hắt hủi’ mà còn là những cú đấm trực diện. Ông ấy sử dụng dầu mỏ như một đòn bẩy không che đậy để cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữa kỳ với mục đích thu hút nhiều đảng viên Cộng hòa hưởng ứng hơn” và cố gắng cho người Mỹ thấy ai mới là ông chủ của cuộc chơi.

Quan điểm cho rằng Ả Rập Saudi có thể can thiệp vào chính trị trong nước của Mỹ đã từng được chính các quan chức hàng đầu của Ả Rập Saudi thừa nhận. Trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Ả Rập trên talk show "Tiêu điểm" do nhà nước Ả Rập Saudi tài trợ, vào tháng 5.2004, Hoàng tử Bandar bin Sultan Al Saud, đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ từ năm 1983 đến năm 2006, đã nói rõ rằng: "Các quyết định của Saudi về dầu mỏ có thể ảnh hưởng đến việc bầu chọn hoặc không bầu chọn tổng thống Mỹ - quốc gia lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới”.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với Bob Woodward vào năm 2004, Bandar nói, “Tổng thống Bill Clinton đã yêu cầu chúng tôi giảm giá vào năm 2000. Thực tế, tôi có thể quay trở lại năm 1979, Tổng thống Carter đã yêu cầu chúng tôi giữ giá giảm xuống để tránh khủng hoảng”.

Vào tháng 10 2018, sau vụ Khashoggi, một quan chức khi đó phụ trách truyền thông của Saudi là Turki Aldakhil (hiện là đại sứ Saudi tại UAE) cảnh báo: “Nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng đối với Ả Rập Saudi, chúng ta sẽ đối mặt với một thảm họa kinh tế có thể làm rung chuyển toàn thế giới. Nó sẽ dẫn đến việc Ả Rập Saudi không cam kết sản xuất 7,5 triệu thùng dầu".

Điều này không có nghĩa là Ả Rập Saudi dưới thời MBS đã không theo đuổi mối quan hệ thân thiện hơn với Nga. Mối quan hệ của MBS với Tổng thống Putin bắt đầu đâm chồi nảy lộc từ tháng 6.2015, khi Tổng thống Barack Obama đã gây thất vọng vì từ chối yêu cầu gặp mặt của MBS. Thay vào đó, MBS đã chọn gặp Putin bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg lần thứ 19.

Trước diễn biến hiện giờ, chính quyền Biden trong tuần qua đã thông báo rằng họ sẽ giải phóng 15 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược. Nhà Trắng cũng đang xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Venezuela để giảm thiểu tác hại kinh tế của việc cắt giảm sản lượng của OPEC +, một động thái mà một số chuyên gia đã kêu gọi trong nhiều năm.

Trita Parsi, Phó chủ tịch điều hành của Viện Quincy, nói với The Intercept: “Mỹ đã giúp Ả Rập Saudi trở nên mạnh mẽ hơn trên thị trường năng lượng bằng cách trừng phạt dầu của các nhà sản xuất lớn khác. Đúng như Ngoại trưởng Tony Blinken nói rằng việc đường ống dẫn khí Nord Stream bị phá hủy là cơ hội để châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, Biden nên biến cuộc khủng hoảng hiện tại thành cơ hội để giảm sự phụ thuộc vào Riyadh bằng cách suy nghĩ lại về các biện pháp trừng phạt năng lượng không thành công của mình đối với Venezuela và Iran”.

Bài liên quan
Quay lưng với Mỹ xong, Ả Rập Saudi muốn gia nhập nhóm G5 cùng Nga
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa xác nhận các nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi bày tỏ mong muốn gia nhập "đại gia đình" Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
21 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đòn liên thủ của Nga và Ả Rập Saudi nhằm khiến chính quyền Biden dính "hồi mã thương"