Trên The Hill (Mỹ), vừa có bài viết "Tại sao Ả Rập Saudi và UAE ủng hộ lời kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu của Nga". Ý chính của bài viết phân tích toan tính rất khôn ngoan của các nước Ả Rập khi chơi với các nước lớn.

Quay lưng với Mỹ để ủng hộ Nga: Nước cờ khôn ngoan của các nước Ả Rập?

T.A | 22/10/2022, 15:23

Trên The Hill (Mỹ), vừa có bài viết "Tại sao Ả Rập Saudi và UAE ủng hộ lời kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu của Nga". Ý chính của bài viết phân tích toan tính rất khôn ngoan của các nước Ả Rập khi chơi với các nước lớn.

Tại sao các đồng minh lâu năm của Mỹ, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), lại ủng hộ Nga bằng cách đồng ý cắt giảm sản lượng dầu theo định dạng OPEC +? Chính phủ Mỹ và các chính phủ phương Tây khác đã yêu cầu Ả Rập Saudi và UAE - những nhà sản xuất dầu duy nhất ở OPEC được cho là có công suất dự phòng - tăng sản lượng dầu của họ để đẩy giá dầu giảm xuống sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với xăng dầu Nga. Việc họ từ chối làm như vậy có thể sẽ làm tăng giá - điều này có lợi cho Tổng thống Vladimir Putin khi cho phép ông tiếp tục bán dầu của Nga cho Trung Quốc và Ấn Độ với giá cao hơn (mặc dù đã chiết khấu) so với giá mà phương Tây sẽ áp trần nếu các đồng minh Ả Rập vùng Vịnh của Mỹ tăng sản lượng.

Hơn nữa, tuy Ả Rập Saudi và UAE cũng được hưởng lợi từ giá dầu cao hơn với tư cách là các nhà xuất khẩu, nhưng việc họ hợp tác với Nga để tăng giá dầu cũng có hại. Việc làm tăng giá đó có nguy cơ gây ra suy thoái ở phương Tây, dẫn đến cả nhu cầu dầu thấp hơn và sẽ gây tổn hại cho họ.

Vậy tại sao phải chấp nhận rủi ro kinh tế này? Có thể người Ả Rập Saudi và UAE lo sợ điều mà họ cho là nguy cơ địa chính trị thậm chí còn lớn hơn đối với họ: viễn cảnh Nga thua trong cuộc chiến ở Ukraine.

Điều này không có nghĩa là Ả Rập Saudi, UAE hoặc bất kỳ quốc gia Trung Đông nào khác thực sự muốn thấy Nga tấn công Ukraine. Và việc họ miễn cưỡng chỉ trích sự can thiệp của Nga khi cuộc chiến mới bắt đầu có thể là do họ tin rằng Moscow sẽ nhanh chóng chiếm ưu thế, và vì vậy chẳng có ích gì khi phản đối với thế trận đã định. Tuy nhiên, khi cuộc chiến có diễn biến phức tạp và sự bất ổn đang gia tăng ở chính Nga không phải là điềm báo tốt cho Ả Rập Saudi và UAE.

Nếu Tổng thống Putin không thể giữ lãnh thổ Ukraine mà các lực lượng Nga mới kiểm soát gần đây và nếu ông ấy phải dành nhiều sự chú ý hơn chỉ để duy trì quyền kiểm soát đối với Nga, thì Moscow có thể giảm bớt hoạt động ở Trung Đông. Ả Rập Saudi, UAE và nhiều quốc gia Trung Đông khác đồng minh với Mỹ không có ký ức vui vẻ về những gì đã xảy ra lần cuối cùng khi điều này xảy ra - khi Moscow rút lui khỏi Trung Đông sau Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô.

Trong hai thập niên sau đó, Mỹ là cường quốc chính hoạt động trong khu vực. Trong thời kỳ này, các quốc gia Ả Rập không thể có được sự hỗ trợ có ý nghĩa từ các cường quốc nào khác trong việc chống lại các chính sách của Mỹ mà họ không hề ưa thích. Các chính sách bao gồm sự can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Iraq; kêu gọi “dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền” ở Trung Đông; ủng hộ hời hợt đối với đồng minh lâu năm của Mỹ là Hosni Mubarak trong cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập khiến nhà lãnh đạo Ai Cập bị lật đổ; và Mỹ không đủ sức mạnh áp chế đối với Iran ở Syria, Iraq và Yemen, cũng như nói chung.

Đặc biệt là sau khi bắt đầu can thiệp quân sự của Nga vào Syria vào năm 2015, việc Moscow quay trở lại Trung Đông đã tạo cơ hội cho Ả Rập Saudi, UAE và các đồng minh khác của Mỹ lảng tránh những yêu cầu của Washington về những vấn đề nhạy cảm như hạt nhân và nhân quyền. Nếu Mỹ không bán vũ khí cho họ vì lo ngại về những vấn đề này, Nga sẽ làm. Nếu không có gì khác, họ để sẵn khả năng làm việc với Moscow một khi Washington không phải nơi mà họ coi trọng. Ngay cả sự hiện diện quân sự của Moscow ở Syria cũng nhằm kiểm tra tham vọng của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ mà người Ả Rập vùng Vịnh và Israel lo sợ. Tổng thống Putin có thể không phải lúc nào cũng dễ làm việc, nhưng ông sẵn sàng làm việc với các đồng minh Trung Đông của Mỹ và thậm chí cạnh tranh với Mỹ để giành ảnh hưởng với họ.

Nếu Nga phải rút lui ở Ukraine và trải qua những bất ổn chính trị trong nước, Moscow có thể không còn đóng một vai trò tích cực ở Trung Đông để mang lại những lợi ích mà Saudi và Emiratis nói riêng đang mong muốn hiện nay. Có thể không có sự trở lại hoàn toàn thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh với sự thống trị của Mỹ, vì Trung Quốc đang đóng một vai trò tích cực hơn trong khu vực so với trước đây. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc đã không tỏ ra tích cực về mặt quân sự ở Trung Đông như Nga đã từng làm. Do đó, không thể phụ thuộc vào Trung Quốc để canh chừng Iran hoặc Thổ Nhĩ Kỳ theo cách mà Nga đang có với sự hiện diện ở Syria. Nếu Moscow giảm bớt sự hiện diện của mình ở Trung Đông thì không có lợi cho Saudi và UAE. Và không giống như Nga, nước xuất khẩu dầu, có chung niềm vui với Ả Rập Saudi và UAE đối với giá dầu cao hơn thì Trung Quốc vốn nhập khẩu dầu (như phương Tây) lại thích giá dầu thấp hơn.

Khi đó, một nước Nga suy yếu có thể dẫn đến việc Ả Rập Saudi và UAE có ít sự hỗ trợ từ bên ngoài hơn trong việc làm chệch hướng các chính sách mà họ không thích, vốn đang được Mỹ, Iran hoặc Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi. Việc ngăn chặn khả năng này bằng cách giữ giá dầu ở mức cao, và nhờ đó ủng hộ Nga, có ý nghĩa địa chính trị ở Riyadh và Abu Dhabi. Họ có thể thấy việc đẩy các cường quốc bên ngoài chống lại nhau là lợi thế hơn là chỉ dựa hẳn vào một nước. (Nói theo kiểu Việt Nam là “thỏ khôn có nhiều hang” hay “không bỏ trứng vào cùng 1 giỏ”). Đây là thực tế đáng tiếc mà Mỹ, châu Âu và Ukraine đều phải đối mặt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quay lưng với Mỹ để ủng hộ Nga: Nước cờ khôn ngoan của các nước Ả Rập?