Với "siêu dự án" đường cao tốc Bắc - Nam, ngoài 55.000 tỉ đồng Nhà nước hỗ trợ, các nhà đầu tư phải huy động được hơn 60.000 tỉ đồng, trong đó, vốn vay được đề xuất hơn 50.000 tỉ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng con số này khó khả thi trong bối cảnh tín dụng trong nước, nhất là vốn trung hạn và dài hạn, còn hạn chế.

Dự án cao tốc Bắc-Nam: Nên hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài

namphong | 03/11/2017, 17:42

Với "siêu dự án" đường cao tốc Bắc - Nam, ngoài 55.000 tỉ đồng Nhà nước hỗ trợ, các nhà đầu tư phải huy động được hơn 60.000 tỉ đồng, trong đó, vốn vay được đề xuất hơn 50.000 tỉ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng con số này khó khả thi trong bối cảnh tín dụng trong nước, nhất là vốn trung hạn và dài hạn, còn hạn chế.

Liên quan đến việc đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam, trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV ngày 3.11, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng Chính phủ đưa ra lộ trình dự kiến các đoạn tuyến trong giai đoạn 2017 - 2020 với tổng chiều dài 654 km, trong đó chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh, thành.

Đại biểu Quốc hội Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định)

Các đoạn đầu tuyến cao tốc từ Ninh Bình - Hà Tĩnh sẽ thu hút các nhà đầu tư lựa chọn khi đã bỏ tiền để chi một "tỷ lệ tiền marketing" nghiên cứu thị trường kỹ, đặc biệt việc giải phóng mặt bằng có sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ là phù hợp nhất.

Dữ liệu đầu vào của dự án BOT này chính là lưu lượng xe đi lại, vận chuyển hàng hóa và mức độ tăng trưởng nên phải có nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư khả thi từng đoạn,và áp lực giao thông chỗ nào lớn nhất và khả thi nhất thì sẽ đầu tư.

"Nhà đầu tư bỏ tiền ra nên nghiên cứu kỹ càng, chứ không thể đầu tư rồi lại không có phương tiện chạy qua và doanh thu để thu hồi vốn", vị Đại biểu này nhấn mạnh.

Song, bày tỏ sự lo ngại về việc Nhà nước có đủ nguồn lực đồng hành cùng doanh nghiệp và khoản tiền huy động từ bên ngoài vào dự án, ông Dũng nhận định ngoài 55.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giải phóng mặt bằng, số tiền 63.000 tỉ còn lại huy động nguồn lực của tư nhân, trong đó nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu theo quy định từ 10 lên 15% (sẽ có khoảng 13.000/63.000 tỉ đồng là vốn của nhà đầu tư).

Vậy khoản 50.000 tỉ đồng nhà đầu tư sẽ phải vay ngân hàng. Tuy nhiên, theo ông Dũng, tín dụng trong nước, nhất là vốn trung hạn và dài hạn, chỉ ở mức độ nào đó, vì vậy vẫn phải cần đến tín dụng từ nhà đầu tư nước ngoài. Tín dụng trong nước toàn bộ thì khó khả thi.

Đề cập đến khả năng huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, vị Đại biểu Quốc hội này cho rằng, Chính phủ cần đưa cơ chế, chính sách, pháp luật ổn định để nhà đầu tư có niềm tin. Nhà đầu tư rất thích đầu tư hạ tầng BOT ở Việt Nam nhưng lại nhận thấy không có khả năng triển khai các thủ tục, trong khi các doanh nghiệp đầu tư trong nước làm được nhưng khả năng tài chính và tiền vốn có hạn. Vì thế, ông Dũng gợi ý nên có sự phối kết hợp nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Ông Dũng cho biết hiện tại đã có một số nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và mong muốn mua lại các dự án giao thông ở Việt Nam. "Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư, họ không triển khai được nhưng một số doanh ngiệp có sẵn dự án BOT đã đầu tư nên chỉ cần chuyển nhượng, quản lý. Quan trọng nhất là thủ tục Nhà nước phải tạo điều kiện bán vốn dự án cho nhà đầu tư nước ngoài trong khi để nhà đầu tư trong nước quản lý", ông Dũng cho hay.

Trước đó, Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được lên kế hoạch đầu tư khoảng 118.716 tỉ đồng (so với phương án cũ là 130.216 tỉ đồng), trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỉ đồng bao gồm 14.155 tỉ đồng thực hiện giải phóng mặt bằng; 27.694 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức PPP; 13.151 tỉ đồng cho các đoạn đầu tư công. Nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 63.716 tỉ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu khoảng 12.743 tỉ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỉ đồng.

Công tác chuẩn bị đầu tư đối với các đoạn tuyến giai đoạn 2017 - 2020 sẽ được thực hiện trong hai năm 2017 - 2018, thời gian dự kiến khởi công năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2021.

Trường hợp một số đoạn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư không thành công, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Quốc hội cho phép thực hiện giải phóng mặt bằng các đoạn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 (khoảng 14.155 tỉ đồng/654 km); Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phương án sử dụng phần vốn còn lại để tiếp tục đầu tư một số đoạn có nhu cầu cấp bách thuộc danh mục các dự án thành phần giai đoạn 2017 - 2020, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án (nếu cần thiết).

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án cao tốc Bắc-Nam: Nên hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài