Trong cuộc bỏ phiếu, chỉ có Nga và Trung Quốc bỏ phiếu đồng ý và 13 thành viên còn lại của HĐBA LHQ bỏ phiếu trắng.

Dự thảo về Ukraine của Nga không được HĐBA LHQ thông qua vì chỉ có Trung Quốc ủng hộ

A.T | 24/03/2022, 16:23

Trong cuộc bỏ phiếu, chỉ có Nga và Trung Quốc bỏ phiếu đồng ý và 13 thành viên còn lại của HĐBA LHQ bỏ phiếu trắng.

Một lời kêu gọi do Nga soạn thảo nhằm tiếp cận viện trợ và bảo vệ dân thường ở Ukraine, không đề cập đến vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) hôm 23.3. Trong cuộc bỏ phiếu, chỉ có Nga và Trung Quốc bỏ phiếu đồng ý và 13 thành viên còn lại bỏ phiếu trắng. 13 thành viên này gồm Mỹ, Anh, Pháp, Na Uy, Ireland, Albania, Guinea, Ghana, Kenya, Ấn Độ, UAE, Brazil và Mexico.

Một nghị quyết của HĐBA cần ít nhất 9 phiếu thuận và không có quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực là Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Mỹ để được thông qua. Lần này, dù Anh, Pháp và Mỹ không bỏ phiếu chống nhưng Nga lại không kiếm đủ phiếu thuận.

Đại sứ của Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cáo buộc những người bỏ phiếu trắng đã làm như vậy “vì lý do chính trị”.

Còn Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield phát biểu trước hội đồng: “Một mình Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine” và rằng: “Những nỗ lực không ngừng của Nga nhằm phủ nhận sự thật về các hành động của mình sẽ tiếp tục thất bại".

Giải thích về lá phiếu thuận của Trung Quốc, Đại sứ Zhang Jun cho biết Bắc Kinh có “kỳ vọng mạnh mẽ” rằng cần có một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, nhưng trong khi thúc đẩy ngừng chiến, hội đồng cũng nên “ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo một cách tích cực, thực dụng và mang tính xây dựng".

Tháng trước, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của HĐBA LHQ về một dự thảo nghị quyết yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Khi đó, Nga bỏ phiếu chống nên nghị quyết không được thông qua.

Nga đề xuất dự thảo lên Hội đồng Bảo an sau khi Pháp và Mexico rút lại đề xuất nghị quyết về tình hình nhân đạo của Ukraine vì họ cho rằng nó sẽ bị Moscow phủ quyết. Dự thảo đó sẽ chỉ trích Nga vì vai trò trong việc tạo ra tình hình nhân đạo ở Ukraine.

Thay vào đó, Ukraine và các đồng minh đang có kế hoạch đưa một dự thảo nghị quyết tương tự vào cuộc bỏ phiếu trong tuần này tại Đại hội đồng gồm 193 thành viên, nơi không quốc gia nào nắm quyền phủ quyết. Chỉ có điều các nghị quyết của Đại hội đồng là không ràng buộc, mà chỉ mang tính chính trị nhiều hơn.

Nam Phi cũng đã đưa ra dự thảo văn bản tại Đại hội đồng về cùng một vấn đề không đề cập đến Nga.

Một cuộc giằng co ngoại giao đã leo thang kể từ khi Nga phát động chiến dịch được họ gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Người đứng đầu LHQ António Guterres thì mô tả đó là “cuộc chiến vô lý” của Nga.

Phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 23.3, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cũng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực nhân đạo của Tổng Thư ký, các cơ quan LHQ, các nước trong khu vực và đối tác quốc tế và sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo của LHQ đối với Ukraine trong điều kiện và khả năng cho phép. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự thảo về Ukraine của Nga không được HĐBA LHQ thông qua vì chỉ có Trung Quốc ủng hộ