Cuộc thi Finnovation 2022 sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính và chuyển đổi số.

Finnovation 2022: Lấy công nghệ làm phương tiện, lấy sinh viên làm nòng cốt

Thu Anh | 18/04/2022, 20:00

Cuộc thi Finnovation 2022 sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính và chuyển đổi số.

Chiều 18.4 tại Bộ KH-CN, lễ phát động Cuộc thi sinh viên khởi nghiệp công nghệ tài chính “Finnovation 2022” đã được diễn ra. Đáng chú ý, ngay trong ngày phát động đã có hơn 150 sinh viên trên địa bàn Hà Nội tới tham dự để sẵn sàng đăng ký tham gia cuộc thi.

Gần 70% doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung vào fintech

Theo báo cáo của Statista, tổng giá trị các khoản đầu tư vào fintech ở châu Á Thái Bình Dương đã tăng gấp 3 lần từ năm 2017, ở mức 13,6 tỉ USD lên 36,6 tỉ USD vào năm 2018.

Năm 2015, toàn thị trường fintech Việt Nam chỉ có 67 công ty, nhưng con số này lần lượt tăng lên 94 công ty vào năm 2017 và 141 công ty vào năm 2020.

Cũng theo báo cáo của Statista, giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam tăng đều đặn và nhanh chóng trong suốt các năm từ 2017-2021. Tính đến năm 2021, giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam đạt 12,922 triệu USD.

finnovation-2022.jpg
Lễ phát động được diễn ra tại Bộ KH-CN

Với 5 ví điện tử lớn nhất gồm MoMo, Payoo, Moca, ZaloPay và ViettelPay, giá trị giao dịch của ví điện tử tại Việt Nam đã tăng rất mạnh trong năm 2019, đạt 10,4 tỉ USD. Còn giá trị giao dịch ngân hàng di động trong cùng năm là 240 tỉ USD.

Cùng với sự gia tăng giá trị giao dịch, số người dùng lĩnh vực fintech ở Việt Nam cũng tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt, trong hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã khiến ngành kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên ngành công nghiệp fintech lại là một trường hợp ngoại lệ với sự phát triển vượt bậc.

Cụ thể, năm 2021, trong tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp mới thì có đến gần 70% doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực fintech. 

Xây dựng cộng đồng khởi nghiệp lớn mạnh

Theo BTC, Finnovation 2022 diễn ra từ ngày 18.4 đến 12.8 (kết hợp các hoạt động trực tiếp và trực tuyến). Mục tiêu của Finnovation 2022 là tuyển chọn được ít nhất 100 dự án sinh viên vào vòng 1, 30 dự án vào vòng 2 và 10 dự án vào vòng chung kết.

Tổ chức ít nhất 10 buổi huấn luyện chuyên sâu và 1 bootcamp 3-5 ngày, bắt đầu từ vòng 2; đồng thời có ít nhất 10 mentor tham gia cố vấn cho các đội thi. Kết nối sâu với ít nhất 5 vườn ươm về fintech, proptech, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong và ngoài nước.

Ngoài ra, hỗ trợ gọi vốn cộng đồng thông qua các nền tảng công nghệ cho các đội tham gia tiếp cận với các nhà đầu tư/quỹ đầu tư thiên thần; hoàn thiện pháp lý và tư vấn sở hữu trí tuệ cho 10 đội thi vào chung kết…

finnovation-2022(1).jpg
Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Xuân Định phát biểu tại lễ phát động cuộc thi

Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Xuân Định chia sẻ: “Cuộc thi Finnovation 2022 với mục đích phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ tài chính và chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đưa nhanh những ý tưởng kinh doanh độc đáo xây dựng cộng đồng khởi nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh ở khu vực và toàn cầu”.

Thứ trưởng cũng cho biết cuộc thi hướng đến việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Finnovation đa lĩnh vực có quy mô quốc tế, trong đó lấy công nghệ, đổi mới sáng tạo làm phương tiện, lấy lực lượng trẻ, sinh viên làm nòng cốt và lấy lợi ích cộng đồng, xã hội làm định hướng sáng tạo.

Đặc biệt, Top 5 sẽ được hỗ trợ tham gia ít nhất 3 vòng gọi vốn trong nước và quốc tế hướng đến startup triệu USD; được hỗ trợ văn phòng/gian hàng và banner trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia (Innovation247, Techfest247, NSSC, Sihub, Startup247.org...).

“Tham gia cuộc thi sẽ giúp các cá nhân, nhóm sinh viên có cơ hội giới thiệu ý tưởng, mô hình kinh doanh tiềm năng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực fintech để nhận được sự đồng hành, hỗ trợ hoàn thiện dự án, pháp lý doanh nghiệp và sở hữu trí tuệ, cùng cơ hội tiếp cận với nhà đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn khởi nguồn, thương mại hóa sản phẩm/dịch vụ”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bài liên quan
‘Khởi nghiệp cùng Kawai 2022’ – cơ hội phát triển cho các đề án kinh doanh xuất sắc
'Khởi nghiệp cùng Kawai 2022' - cuộc thi khởi nghiệp dành cho người trẻ lớn nhất miền Bắc chính thức được phát động.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Finnovation 2022: Lấy công nghệ làm phương tiện, lấy sinh viên làm nòng cốt