Trong 12 quốc gia thành viên của TPP, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ tác động của hiệp định thương mại tự do lớn nhất lịch sử này, đồng thời, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể mở rộng nhanh chóng, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận định.

Fitch: TPP mang lại lợi ích dài hạn cho tăng trưởng kinh tế VN

Một Thế Giới | 12/10/2015, 10:58

Trong 12 quốc gia thành viên của TPP, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ tác động của hiệp định thương mại tự do lớn nhất lịch sử này, đồng thời, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể mở rộng nhanh chóng, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận định.

Nếu như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua và có hiệu lực thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể mở rộng nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và xuất khẩu. 
Theo đó, trong 12 quốc gia thành viên của TPP, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ tác động của hiệp định thương mại tự do lớn nhất lịch sử này, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận định.
Dưới tác động của TPP, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể tăng vượt mức 10% đến năm 2025, theo một nghiên cứu của Peter Petri, Michael Plummer và Fan Zhai.
Fitch tin rằng thỏa thuận thương mại này sẽ có tác động lớn đối với hai lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam là thương mại và chính sách kinh tế trong nước.
Trên thực tế, TPP sẽ hạ thấp hàng rào thuế quan, giúp Việt Nam dễ dàng tiếp cận với các thị trường tiêu thụ lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Canada và Úc. 
Hiện nay, các thỏa thuận trong TPP đã chiếm 39% tổng xuất khẩu của Việt Nam và 23% nhập khẩu năm 2014. Những tác động tiềm năng của thỏa thuận này có thể sẽ còn rộng hơn nữa, hãng Fitch nhận định.
Theo ước tính của hãng này, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 37% trong 10 năm tới.
Đáng chú ý, trong tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã thông qua các điều khoản của một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Theo đó, Việt Nam đang trên đường hoàn thiện những thỏa thuận thương mại tự do với 3 trong 4 điểm đến xuất khẩu lớn nhất thế giới là EU, Nhật Bản và Mỹ.
TPP được xem là một thỏa thuận thương mại lịch sử mà trong đó sẽ thiết lập các quy tắc cho việc hội nhập kinh tế trong tương lai.
Ngoài việc hạ thấp các hàng rào thuế quan, TPP còn hướng tới giải quyết những rào cản thương mại ở phạm vi rộng thông qua việc thiết lập các quy tắc điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh kinh doanh mà trong đó bao gồm những yếu tố liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, chính sách mua sắm công, giải quyết vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia và tiêu chuẩn lao động.
Như vậy, TPP được xem là chính sách chủ chốt tiềm năng đối với việc cải cách cơ cấu và tự do hóa kinh tế có thể tăng cường năng suất và đầu tư nước ngoài cho Việt Nam.
Việt Nam đã được hưởng lợi từ tăng trưởng GDP cao và dòng vốn FDI ổn định. Tăng trưởng GDP ở Việt Nam mở rộng tới 6,5% trong ba quý đầu tiên của năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng quý 3 là 6,9% so với cùng kỳ quý 2 là 6,5%. 
Kinh tế vĩ mô ổn định và cải thiện mạnh mẽ đã tạo động lực cho Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB trong tháng 11 năm 2014.
Bên cạnh đó, Fitch cũng cho biết, Việt Nam có thể tiếp tục phải đối mặt với những thách thức về thâm hụt ngân sách lớn và nợ công cao. Fitch ước tính thâm hụt ngân sách của Chính phủ Việt Nam sẽ tăng lên đến 6,9% GDP trong năm 2015, từ mức 6,1% trong năm 2014. 
Mức nợ công đã tăng lên đến 45% GDP, tuy nhiên mức nợ công này là phù hợp với mức xếp hạng BB của Việt Nam.
Trong năm 2015, tăng trưởng tín dụng đã thúc đẩy nhu cầu đối với hàng nhập khẩu và siết chặt các tài khoản thương mại. Fitch ước tính điều này có thể sẽ kéo thặng dư tài khoản vãng lai xuống dưới 1% trong năm 2015, từ 5% vào năm 2014.
Giờ đây, TPP phải được Quốc hội Việt Nam thông qua trước khi có hiệu lực. Vấn đề thông qua này cũng có thể được xem là một thách thức đối với các quốc gia thành viên TPP, trong đó bao gồm Việt Nam. 
Ở Mỹ, TPP đang đứng trước việc phản đối từ nhiều phía. Tuy nhiên, ở Việt Nam, TPP khả năng cao sẽ được thông qua, Fitch cho biết.
Tuyết Nhung ( Theo Economic Times)
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Fitch: TPP mang lại lợi ích dài hạn cho tăng trưởng kinh tế VN