Một buổi sáng tháng 12, biên đội tàu chúng tôi chuẩn bị ngang khu vực cụm đảo Sinh Tồn - Gạc Ma (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), khuôn mặt ai cũng căng thẳng sau những khẩu lệnh dứt khoát phát ra từ hệ thống loa nội bộ trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ (Lữ đoàn 162, Vùng 4 hải quân). Nhìn trên hải đồ điện tử, một chấm đỏ hiện lên góc màn hình, kế sát đường hành quân.

Gạc Ma tháng 12, tận mắt chứng kiến Trung Quốc lộng hành

Một Thế Giới | 07/12/2014, 05:26

Một buổi sáng tháng 12, biên đội tàu chúng tôi chuẩn bị ngang khu vực cụm đảo Sinh Tồn - Gạc Ma (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), khuôn mặt ai cũng căng thẳng sau những khẩu lệnh dứt khoát phát ra từ hệ thống loa nội bộ trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ (Lữ đoàn 162, Vùng 4 hải quân). Nhìn trên hải đồ điện tử, một chấm đỏ hiện lên góc màn hình, kế sát đường hành quân.

“Gạc Ma!” - tôi vơ vội máy ảnh, vọt lên mạn phải con tàu trong tiếng gọi vớt vát của ai đó phía sau: “Đừng ra! Chỗ này nguy hiểm lắm!”.
Giọt máu đỏ trên hải đồ
Trắng lóa nắng, xanh ngắt biển và xám xịt màu đảo. Gạc Ma dần hiện lên trước mũi con tàu đang phăm phăm lao tới với tốc độ 15-16 hải lý/giờ, với những cần cẩu lỏng khỏng vươn cao, như thể những cánh tay xương xẩu chới với và lổn nhổn nhà cửa, công trình xây dựng các loại. 
Khó có thể tưởng tượng, chỉ trong vài tháng, Trung Quốc lại đẩy nhanh tiến độ xây dựng đến vậy, trên bãi đá san hô ngầm mà họ đã đánh chiếm trái phép từ tay những người lính hải quân nhân dân Việt Nam, sáng 14.3.1988.
Nhìn sang phải, đảo chìm Cô Lin do những người lính Lữ đoàn 146 (Vùng 4 hải quân) đang kiên cường chốt giữ, bé như thể hạt lạc giữa biển, với duy nhất cụm nhà bê tông 2 tầng và chi chít hố bắn, giao thông hào sẵn sàng đánh đổi những giọt máu cuối cùng giữ đảo. 
3 hồi còi chào Cô Lin trầm giọng phát ra từ HQ-012 Lý Thái Tổ, như lời nhắn gửi: “Yên tâm, có chúng tôi bên cạnh các anh em đây rồi!” và như thể lời khẳng định “Biển này là của ta, đảo này là của ta” ngay giữa biển đảo xa xôi, khiến bộ đội đảo đang đứng trực canh trên đài quan sát, trực chiến trên ụ pháo nhảy cẫng hết cả lên, vẫy tay múa mũ hò hét chào gọi tàu, như thể rất lâu rồi mới nhìn nhau gặp lại.
Khó có thể tưởng tượng, chỉ trong vài tháng, Trung Quốc lại đẩy nhanh tiến độ xây dựng đến vậy, trên bãi đá san hô ngầm mà họ đã đánh chiếm trái phép từ tay những người lính hải quân nhân dân Việt Nam, sáng 14.3.1988.
“Chuyển hướng! ” - khẩu lệnh từ buồng hành trình đanh gọn từ hệ thống loa phóng thanh. Nhìn ra trước mũi, đã thấy kỳ hạm HQ-011 Đinh Tiên Hoàng đang phăm phăm tiến thẳng Gạc Ma, bẻ lái sang phải, vòng qua phía tây đảo. “Toàn tàu vào vị trí chiến đấu!” - khẩu lệnh lại đanh gọn vang lên, bộ đội rầm rập đóng cửa, thoắt cái đã gọn gàng ở vị trí của từng người. 
Khuôn mặt ai cũng sắt lại, uất ức, từ vị đại tá già cho đến cậu chiến sĩ mới nhập ngũ: Đây Gạc Ma - bãi đá thiêng liêng của Tổ quốc đã bị Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ công binh hải quân Lữ đoàn 83, Lữ đoàn 146 bảo vệ đảo Trường Sa, Học viện Hải quân, Đoàn đo đạc bản đồ Bộ Tham mưu hải quân, Lữ đoàn tàu 125, và bắn cháy, bắn chìm 3 tàu vận tải HQ-604, HQ-605, HQ-505 của chúng ta, trong buổi sáng 14.3.1988.
Cận cảnh Gạc Ma
Cách 4-5 hải lý, bằng mắt thường cũng nhìn thấy cả bãi đá ngày nào, đã thành hình đảo nổi rộng hàng ngàn mét vuông, bởi tàu công trình đồ sộ của Trung Quốc ngày đêm vận chuyển vật liệu xây dựng, rối rít đưa đến tập kết, xây cất. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc còn dùng hệ thống máy móc hút cát, san hô có đường kính cả mét, nghiền nhỏ cả khối san hô nặng hàng tạ để làm vật liệu tôn tạo, mở tràn bãi đá Gạc Ma khắp 4 phía.
Quan sát kỹ qua ống nhòm, càng thấy rõ bức tường chắn sóng, chống xói lở cũng được tạm thời dựng lên để chống cát trôi xuống biển. "Đổ cát, san hô đến đâu, họ xây kè đến đấy!”, một sĩ quan hải quân nói vậy và uất ức: “Sẽ còn mấy vòng kè nữa, không chỉ như này đâu!”. 
Ngay cuối đảo, khu vực lô cốt cao tầng cũ mà phía Trung Quốc xây dựng cho binh lính đồn trú, từ hồi đánh chiếm trái phép tháng 3.1988 đến nay, tòa nhà cao tầng với đơn nguyên giữa cao hẳn 11-12 tầng, 2 đơn nguyên gắn kết hai bên cùng cao 4-5 tầng, đang hoàn thiện phần thô và mặt bằng trên cùng, vẫn thấp thoáng bóng người xây dựng. Tòa nhà, chưa có dấu hiệu cho thấy dừng nâng tầng...
"Đổ cát, san hô đến đâu, họ xây kè đến đấy!”, một sĩ quan hải quân nói vậy và uất ức: “Sẽ còn mấy vòng kè nữa, không chỉ như này đâu!”. 
Phía đông đảo, tàu vận tải công trình màu xanh của Trung Quốc đang vận chuyển thiết bị lên đảo, tập trung xây dựng công trình tháp cao tròn, trông giống trung tâm kiểm soát không lưu - đài chỉ huy bay. Cạnh đó, về phía giữa đảo là các dãy nhà nhỏ bên cạnh xe lu, xe ủi, xe cẩu và xếp hàng dài máy trộn bê tông loại nhỏ. Giữa đảo là khu vực tập trung các cây dừa xanh chờ trồng và bãi đá dăm, phục vụ việc đúc các cấu kiện bê tông.
Xa về phía Nam đảo Gạc Ma, vẫn thường trực tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 528 của Trung Quốc. Theo thông tin của Hải quân Việt Nam: Đầu năm 2014, khi huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), phía Trung Quốc đã tập trung nạo xúc đá san hô, mở luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200m, cao hơn mặt biển 4-5 m. 
Ngoài đông đảo số tàu cá bọc sắt bảo vệ, tàu vận tải chuyên chở máy móc thiết bị - vật liệu xây dựng, phía Trung Quốc còn thường trực 2 tàu hộ tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 528 và 535, hung hăng đe dọa xua đuổi tàu thuyền đi gần Gạc Ma, sẵn sàng nổ súng vào các tàu thuyền đó.
Tuy nhiên, bất chấp sự đe dọa của tàu chiến Trung Quốc, các tàu vận tải Việt Nam vẫn đều đặn làm nhiệm vụ chở hàng và người ra đảo Cô Lin - Len Đao gần đó và tàu đánh cá Việt Nam thường lệ khai thác thủy sản ngay cạnh, như để khẳng định chủ quyền Tổ quốc, cho dù bị kẻ mạnh nhe nanh múa vuốt dọa nạt. 
Anh em hải quân kể: Ngoài số tàu thường trực trinh sát theo dõi hoạt động của Trung Quốc, những tàu cá của ngư dân ta cũng thường xuyên trao đổi thông tin về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, làm bằng chứng tố cáo những kẻ chiếm đóng, xây dựng trái phép.
Ngay trước ống kính của tôi, vẹn nguyên hình ảnh một tàu trọng tải nhỏ của Việt Nam neo đậu ngay cạnh Gạc Ma, theo dõi, ghi nhận mọi hoạt động nhỏ nhất của Trung Quốc, để trên bờ xử lý trong mọi tình huống.
Trên nóc buồng hành trình của con tàu nhỏ chỉ 200 tấn mang tên Vạn Hoa, bất khuất lá cờ đỏ sao vàng làm sáng cả vùng biển xám. Bên cạnh tôi, những người lính tàu cẩn trọng từng nét chì, chuẩn xác từng động tác bấm công tắc điều khiển tên lửa, súng pháo, trong buổi huấn luyện cùng giữ đảo, tiêu diệt tàu của kẻ xâm chiếm, cho dù lực lượng vẫn còn mỏng, vũ khí chưa đủ hiện đại. 
Nét mặt bộ đội, sắc cờ Tổ quốc khiến tôi tin vào những điều mà họ chấp nhận hy sinh để giữ gìn từng mét biển, gang đảo ngoài Trường Sa...
Mai Thanh Hải/Thanh Niên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gạc Ma tháng 12, tận mắt chứng kiến Trung Quốc lộng hành