Đó là thực trạng về học sinh mắc bệnh tăng huyết áp được Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 vào chiều 19.1.

Gần 15% học sinh tiểu học ở TP.HCM mắc bệnh tăng huyết áp

19/01/2016, 21:09

Đó là thực trạng về học sinh mắc bệnh tăng huyết áp được Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 vào chiều 19.1.

Trong năm qua, các đơn vị y tế đã cùng với Trung tâm Dinh dưỡng TP tổ chức những hoạt động kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Đặc biệt, Trung tâm Dinh dưỡng TP đã tổ chức tư vấn dinh dưỡng và xây dựng thực đơn chế độ ăn sinh lý và bệnh lý cho các đối tượng, nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá dinh dưỡng học sinh, tình trạng tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như: đái tháo đường, tăng huyết áp… tiếp tục tăng lên.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết đến năm 2014 tỷ lệ thừa cân và béo phì của học sinh các cấp là 41,4%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 22,4%, tỷ lệ béo phì là 19%.
“Điều đáng lo ngại là tình trạng học sinh các cấp mắc bệnh tăng huyết áp khá cao, đặc biệt tình trạng tăng huyết áp đã xuất hiện ở học sinh tiểu học lên đến 13,4%”, bà Diệp nói.
Theo phân tích của bà Diệp, ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có nhiều yếu tố chủ quan dẫn đến nhiều học sinh tiểu học mắc bệnh tăng huyết áp. Đó là sự thay đổi lối sống theo chiều hướng không có lợi cho sức khỏe cũng như nhận thức của các bậc phụ huynh, học sinh về dinh dưỡng và sức khỏe còn nhiều hạn chế. Điều này làm gia tăng các rối loạn chuyển hóa và bệnh mạn tính.
Trước thực trạng trên, theo bà Diệp, trong năm 2016 này, ngoài việc triển khai và mở rộng các hoạt động can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học, Trung tâm Dinh dưỡng TP sẽ xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ 5 tuổi; thực hiện cân đo trẻ hằng tháng tại tuyến y tế cơ sở và điều trị thừa cân, béo phì cho trẻ tại cơ sở y tế.
Đặc biệt, Trung tâm Dinh dưỡng TP sẽ biên soạn các tài liệu hướng dẫn, phác đồ điều trị suy dinh dưỡng, béo phí, đái tháo đường và các bệnh lý có liên quan đến dinh dưỡng…
Hồ Quang





Bài liên quan
ĐBQH: Nhiều giáo viên đang 'ngại' xử lý vi phạm của học sinh
ĐBQH cho rằng đang thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều giáo viên né tránh, ngại xử lý vi phạm của học sinh, hạn chế trao đổi thông tin đối với gia đình và học sinh...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 15% học sinh tiểu học ở TP.HCM mắc bệnh tăng huyết áp