Theo đề xuất mới, khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 2 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
"Việc điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện trong từng giai đoạn, đây cũng là một trong những mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian dài", ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết.
Chia sẻ tại tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp", các chuyên gia cho rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang có nhiều gánh nặng, nếu không cải cách giá điện thì EVN chắc chắn sẽ lỗ.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho hay giá thành điện là 2.088 đồng/KWh và giá bán bình quân 1.953 đồng/KWh và giá thành điện cao hơn giá bán điện bình quân là 6,92%. Đây là tình trạng mua cao, bán thấp, gây ra nhiều bất cập.
Công an huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) vừa triệt phá đường dây làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và buôn bán hàng giả quy mô lớn; thu giữ hơn 6.000 điện thoại di động giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng.
Đại biểu quốc hội cho biết cử tri và nhiều chuyên gia cho rằng việc điều hành giá điện có nhiều bất cập và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây thua lỗ cho ngành điện trong năm 2022 và năm 2023, đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết giải pháp điều hành giá điện thời gian tới.
Ngành điện đang trước áp lực tăng giá điện tiếp tục khi chi phí tăng, nhu cầu đầu tư lớn... Song, làm thế nào để tránh tác động tiêu cực khi điều chỉnh tăng giá điện là vấn đề đang được người dân đặc biệt quan tâm.
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Giới chuyên gia nhận định khi được áp dụng, giá điện hai thành phần sẽ phát tín hiệu cho nhà sản xuất đảm bảo bù đắp chi phí vật tư và vận hành. Người dùng cũng biết mức sử dụng điện để điều chỉnh.