"Việc điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện trong từng giai đoạn, đây cũng là một trong những mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian dài", ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Tăng giá điện tác động tới người dân thế nào?

Tuyết Nhung 11/10/2024 21:57

"Việc điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện trong từng giai đoạn, đây cũng là một trong những mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian dài", ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết.

Buổi trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện chiều nay (11.10) đã làm rõ các thông tin về mức điều chỉnh và tác động của việc tăng giá điện đến từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện.

111024cuctruong.jpg
Ông Trần Việt Hòa – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) và ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng giám đốc EVN chủ trì buổi trao đổi

Ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, để hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN đã có Quyết định số 1046 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 11.10. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc điều chỉnh giá điện được dựa trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Việc điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện trong từng giai đoạn, đây cũng là một trong những mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian dài.

Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 2023 cả nước có 815.000 hộ nghèo chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ.

101124infotanggiafn.jpg

Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hằng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hằng tháng tương đương lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.

Với khách hàng kinh doanh dịch vụ (có khoảng 547.000 khách hàng), mức tăng trung bình mỗi khách hàng là 247.000 đồng/tháng.

Còn với khách hàng sản xuất (cả nước có khoảng 1,921 triệu khách hàng), sau điều chỉnh giá từ ngày 11.10, mỗi khách hàng sẽ trả thêm trung bình là 499.000 đồng/tháng.

Với các khách hàng hành chính sự nghiệp (tổng số 691.000 khách hàng), sau khi đổi giá, trung bình mỗi khách hàng sẽ trả thêm 91.000 đồng/tháng.

Hay nói cách khác, ông Nguyễn Quốc Dũng cho hay, với nhóm khách hàng sinh hoạt, tỉ lệ sử dụng điện sinh hoạt hiện nay được phân chia theo các bậc thang tiêu thụ, từ thấp đến cao.

Trong đó, các hộ sử dụng điện dưới 50kWh (chiếm 11,51% số hộ sinh hoạt), mức tiền điện tăng khoảng 4.350 đồng/hộ/tháng.

Với nhóm khách hàng sử dụng từ 51 - 100kWh (chiếm 15,53% số hộ sinh hoạt), mức tiền điện tăng khoảng 8.850 đồng/hộ/tháng.

Với nhóm khách hàng sử dụng từ 101 - 200kWh (chiếm 34,31% số hộ sinh hoạt, đang là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tăng tiền điện khoảng 19.250 đồng/hộ/tháng.

Với nhóm khách hàng sử dụng điện từ 201 - 300kWh (chiếm 18,5% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 32.350 đồng/hộ/tháng.

Với khách hàng sử dụng điện từ 301- 400kWh (chiếm khoảng 8,87% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 47.050 đồng/hộ/tháng.

Với khách hàng sử dụng điện từ 400kWh trở lên (chiếm khoảng 11,28% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 62.150 đồng/hộ/tháng.

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, tổng số khách hàng sinh hoạt sử dụng điện từ 200kWh/tháng trở xuống là 17,41 triệu hộ, tương ứng với 61,35% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Theo tính toán, tiền điện tăng thêm bình quân của mỗi hộ tiêu thụ từ 200kWh/tháng trở xuống là 13.800 đồng/hộ.

"Như vậy, mức tác động đến khách hàng sinh hoạt phổ biến (tiêu thụ dưới 200kWh/tháng) ở mức vừa phải, trong khi các nhóm khách hàng có mức tiêu thụ điện cao hơn sẽ chịu mức tăng đáng kể hơn", ông Dũng cho hay.

Bài liên quan
Tăng giá điện 2 lần trong năm 2023, EVN vẫn kêu lỗ
Năm 2023, mặc dù có 2 lần điều chỉnh giá điện nhưng EVN vẫn ghi nhận lỗ sau thuế hơn 26.772 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng giá điện tác động tới người dân thế nào?