“Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” sẽ được chính thức đón nhận bằng ghi danh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ngày 5.5 tại TP.Quy Nhơn (Bình Định).

Hát bài chòi nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể thế giới

Tiểu Vũ | 25/04/2018, 09:44

“Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” sẽ được chính thức đón nhận bằng ghi danh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ngày 5.5 tại TP.Quy Nhơn (Bình Định).

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch,lễ đón bằng công nhận của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được tổ chức ngày 5.5 tại TP.Quy Nhơn (Bình Định).

Chương trình lễ sẽ được tổ chức long trọng nhằm giới thiệu với công chúng nét đẹp mang tính truyền thống của nghệ thuật bài chòi trong đời sống văn hóa của của người dân Nam Trung Bộ, qua đó đưa ra thông điệp kêu cộng đồng chung tay bảo tồn, phát huy giá trị của hát bài chòi trong đời sống.

Hội bài chòi Bình Định -Ảnh:Cục Di sản Văn hóa

Ban Tổ chức cho biết lễ đón nhận sẽcó sự tham gia của 400 nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ 9 tỉnh có di sản bài chòi gồm: Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. Các nghệ nhân, nghệ sĩ sẽ biểu diễn cá các tiết mục, hình ảnh và làn điệu đặc sắc của nghệ thuật bài chòi trong dịp này

Trong lễ đón nhận, Bộ VH-TT-DL sẽ công bố chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam. Ngành chức năng cũng phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp giới thiệu, quảng bá giá trị của di sản tới công chúng trong và ngoài nước, gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.

Đêm bài chòi được tổ chức tại phố cổ Hội An chào mừng tin vui bài chòi được công nhận làphi vật thể đại diện của nhân loại - Ảnh: Phòng VHTT Hội An

Trước đó vào ngày 7.12.2017, tại phiên họp Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju (Hàn Quốc), di sảnNghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Namđã chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian truyền thống đặc sắc của người dân vùng Trung Bộ hình thành từ rất lâu đời. Sau này bài chòi được phát triển thành một loại hình sân khấu ca nhạc kịch. Hội bài chòi thường được tổ chức ở làng quê vào dịp Tết Nguyên đán. Để tổchức chơi bài chòi người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương.

Thẻ ghi các quân bài của bài chòi - Ảnh: T.V

Hát và biểu diễn bài chòi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân vùng Trung Bộ. Qua hoạt động nghệ thuật dân gian này, các nghệ sĩ, nghệ nhânđã sáng tạo và bổ sung nhiều bài dân ca, điệu hò câu lý đậm chất dân ca truyền thống như hò khoan, hò chèo thuyền, vè Quảng, ru con…

Thông qua nội dung của những câu hát, có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng... Bên cạnh những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, bài chòi còn mang đậm tính nhân văn, tính giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người. Đó chính là những giá trị độc đáo, đặc sắc nổi bật của nghệ thuật bài chòi.

Bài chòi Hội An (Quảng Nam)có 2 loại hình là hát bài chòi và trò chơi bài chòi, với 4 làn điệu cơ bản là xàng xê, xuân nữ, hồ quảng và cổ bản - Ảnh: TĐN

Việc UNESCO ghi danh "Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam" tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hát bài chòi nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể thế giới