Sở GTVT Hậu Giang bố trí 13 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa chủ yếu là nông sản của tỉnh.

Hậu Giang tích cực giải quyết nông sản bị ùn tắc bằng việc mở 13 điểm tập kết

Văn KIm Khanh | 11/08/2021, 16:30

Sở GTVT Hậu Giang bố trí 13 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa chủ yếu là nông sản của tỉnh.

Ngày 11.8.2021, Giám đốc Sở GTVT Hậu Giang Mai Văn Tân cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hậu Giang và sau khi lấy ý kiến của các đơn vị, Sở GTVT tỉnh thống nhất việc bố trí các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa thiết yếu, nông sản trên địa bàn tỉnh tại 13 điểm.

Các điểm tập kết nông sản này, phần lớn là bến xe, những điểm ven quốc lộ và những nơi có mặt bằng thuận lợi cho việc xe đến nhận hàng, trung chuyển hàng hóa đi các nơi khác, tiêu biểu như: Ven Quốc lộ 61C; bến xe Một Ngàn; bến xe Cái Tắc; bến xe khách Long Mỹ; bến xe Kinh Cùng; bến xe khách Ngã Bảy...

cac-ben-xe-duoc-chon-lam-ben-tap-ket-trung-chuyen-hang-hoa-ky-anh.jpg
Bến xe và những điểm trung chuyển thuận lợi được chọn tập trung nông sản. Ảnh Kỳ Anh

 Sở GTVT tỉnh đã thông báo đến các huyện, thị xã, thành phố và yêu cầu cắm bảng "Điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa". Đồng thời, đề nghị địa phương chủ trì tổ chức quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động tại các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa.

Theo ông Trần Chí Hùng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang,  việc Sở GVVT tỉnh mở ra 13 điểm tập kết hàng hóa, tạo thuận lợi cho nông sản có hướng  giải quyết những khó khăn trước mắt. Cách làm này  góp phần khơi dòng chảy cho nông sản hàng hóa Hậu Giang đi đến được các thị trường trong vùng, vừa giải quyết nhu cầu cấp bách cho người dân các vùng giãn cách chống dịch, vừa giúp nông dân giảm thiệt hại.

Ông Trần Chí Hùng cũng cho biết, để tăng số lượng nông sản của người dân trong tỉnh được giải cứu, giảm thiệt hại cho nhà vườn, Sở NN&PTNT tỉnh đề xuất UBND tỉnh tổ chức phát động các địa phương trong tỉnh tham gia thu mua giải cứu nông sản cho người dân. Tinh thần giải cứu nông sản là địa phương nào không có loại trái cây đang gặp khó về đầu ra thì tổ chức thu mua hỗ trợ cho bà con ở địa phương đang cần được giải cứu.

Cũng theo ông Trần Chí Hùng, hiện có hai mặt hàng được tiêu thụ thuận lợi, số lượng còn tồn đọng không nhiều là lúa và rau màu. Riêng mặt hàng về trái cây, nhất là cam, chôm chôm, đu đủ, nhãn… đang gặp khó trong tiêu thụ, từ đó số lượng còn tồn đọng trong dân khá lớn cần được giải cứu sớm.

Qua rà soát mới đây của ngành nông nghiệp tỉnh, một số loại nông sản chưa có thương lái thu mua cần được giải cứu sớm trong lúc này, gồm: huyện Châu Thành A còn hơn 30 tấn cam, 33 tấn chanh, 17 tấn nhãn, 4 tấn đu đủ; huyện Vị Thủy có 16 tấn nhãn; thành phố Ngã Bảy có 20 tấn chôm chôm, 63 tấn đu đủ; huyện Châu Thành có 20 tấn chôm chôm, 7 tấn nhãn, 15 tấn đu đủ, 14 tấn cóc; huyện Phụng Hiệp có 12 tấn cam, 53 tấn chanh, 8 tấn nhãn, 26 tấn đu đủ…

Các loại nông sản này trước đây tiêu thụ tại các chợ ở Hậu Giang, các tỉnh ĐBSCL và chợ đầu mối ở TP.HCM, nay do thực hiện chỉ thị 16/TTg về chống dịch nên các chợ đầu mối “không ăn hàng”, nông sản hàng hóa Hậu Giang và các tỉnh ĐBSCL bị ùn ứ.

hien-so-luong-nhan-con-ton-dong-trong-dan-kha-lon-can-duoc-giai-cuu-som-huu-phuoc.jpg
Nhãn hiện là nông sản còn tồn đọng nhiều ở Hậu Giang. Ảnh Hữu Phước
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu Giang tích cực giải quyết nông sản bị ùn tắc bằng việc mở 13 điểm tập kết