Để chuẩn bị cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022, ngày 15.7,nhiều cuộc hội thảo được tổ chức, mở ra nhiều vấn đề để địa phương này tìm cơ hội trở mình.

Hậu Giang tìm kiếm cơ hội trở mình

Nguyên Việt | 16/07/2022, 05:57

Để chuẩn bị cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022, ngày 15.7,nhiều cuộc hội thảo được tổ chức, mở ra nhiều vấn đề để địa phương này tìm cơ hội trở mình.

Tại hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghiệp, Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2050 là xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng đất. Qua đó, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần đóng góp vào quy mô tăng trưởng toàn ngành công nghiệp của tỉnh.

Theo quy hoạch, 3 năm nữa, Hậu Giang sẽ phát triển 10 cụm công nghiệp và đạt con số có ít nhất 15 cụm công nghiệp vào năm 2050.

Đề án phát triển khu công nghiệp ở Hậu Giang quy hoạch phát triển 8 khu công nghiệp mới trong giai đoạn 2021-2030 với tổng diện tích khoảng 2.233 ha. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, phát triển 4 khu công nghiệp, gồm Đông Phú, sông Hậu giai đoạn 2, Đông Phú giai đoạn 2; giai đoạn 2026-2030 phát triển 4 khu công nghiệp gồm Tân Bình, Nhơn Nghĩa A, Long Thạnh và sông Hậu giai đoạn 3.

cum-cong-nghiepj-hau-giang.jpg
Hậu Giang quy hoạch nhiều khu, cụm công nghiệp để thu hút nhà đầu tư - Ảnh: Nguyên Việt

Hậu Giang đang dành cho các nhà đầu tư mức ưu đãi lớn nhất, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Khi đến tại Hậu Giang, nhà đầu tư còn được miễn tiền thuê đất 11 hoặc 15 năm tuỳ vào ngành nghề đầu tư, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định.

Trong tương lai, Hậu Giang sẽ có 2 tuyến cao tốc đi qua, gồm tuyến Châu Đốc – Cần Thơ- Sóc Trăng dự kiến hoàn thành trong năm 2026 và tuyến Cần Thơ - Cà Mau dự kiến khởi công trong giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, Hậu Giang còn có các trục quốc lộ đi qua, bao gồm quốc lộ 1, 61, 61B, 61C, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Nam sông Hậu…

Báo cáo của Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho thấy toàn tỉnh hiện có 235 doanh nghiệp và 4.967 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp. Tỉnh đã thành lập 2 khu và 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.078 ha, trong đó, tổng diện tích đất đã cho thuê đạt khoảng 600 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 77,3%, góp phần giải quyết cho trên 35.000 lao động.

Luỹ kế đến nay, tỉnh Hậu Giang đã thu hút được 114 dự án, trong đó, có 77 dự án đã đi vào hoạt động, tổng mức đầu tư của các dự án là 77.599 tỉ đồng và trên 3,8 USD. Các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đóng góp khoảng 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (năm 2021 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 41.785 tỉ đồng).

Cùng ngày, UBND tỉnh Hậu Giang cũng tổ chức hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển lĩnh vực đô thị. Tại hội thảo này, ông Nguyễn Văn Hòa - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị các cơ quan triển khai có hiệu quả chương trình phát triển đô thị của tỉnh gia đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2030, đẩy nhanh việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, lập quy hoạch xây dựng đô thị; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông, đô thị để gia tăng tính kết nối trong tỉnh, thu hút đầu tư.

z3569098360355_689eef6ee39fe66dc834ea8d638b1151.jpg
Chuỗi sự kiện phục vụ cho Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 mở ra cho địa phương này nhiều cơ hội mới - Ảnh: Kim Khanh

Năm 2004, Hậu Giang có 9 đô thị, đến nay đã có 18 đô thị gồm: 1 đô thị loại II, 2 đô thị loại III, 15 đô thị loại V, tỷ lệ đô thị hóa đạt 29% (trung bình của vùng ĐBSCL khoảng 31%, cả nước khoảng 40%). Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị được chú trọng, tập trung đầu tư, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối giữa tỉnh Hậu Giang với vùng.

Theo Chương trình phát triển đô thị của tỉnh, dự kiến đến năm 2030 Hậu Giang sẽ có 19 đô thị (trong đó 1 TP đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III, 4 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V (11 thị trấn, 1 đô thị mới).

Ông Nguyễn Văn Hòa, đánh giá cao các tham luận tại hội thảo về đề xuất triển khai các dự án đô thị sinh thái, đa chức năng, kết hợp khu du lịch, các dự án phát triển bất động sản công nghiệp và các giải pháp mang tầm chiến lược. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, phát triển đô thị phải giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; gắn với xây dựng chính quyền thân thiện, kiến tạo, nâng chất đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới .

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
43 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu Giang tìm kiếm cơ hội trở mình