Vi rút có thể đánh lừa hệ thống miễn dịch khi mắc COVID-19 nặng; biến thể mới tăng vi rút trong không khí; hầu hết bệnh nhân ung thư đáp ứng tốt với vắc xin COVID-19. Đó là 3 nghiên cứu mới được công bố gần đây.

Hầu hết bệnh nhân ung thư đáp ứng tốt với vắc xin COVID-19, chủng mới tăng vi rút trong không khí

Đan Thuỳ | 23/09/2021, 10:59

Vi rút có thể đánh lừa hệ thống miễn dịch khi mắc COVID-19 nặng; biến thể mới tăng vi rút trong không khí; hầu hết bệnh nhân ung thư đáp ứng tốt với vắc xin COVID-19. Đó là 3 nghiên cứu mới được công bố gần đây.

Vi rút trong người mắc COVID-19 nặng có thể đánh lừa hệ thống miễn dịch

Các nhà nghiên cứu cảnh báo trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications, vi rút ở các ca mắc COVID-19 nặng có thể đánh lừa hệ thống miễn dịch tạo ra cái gọi là tự kháng thể, có khả năng tấn công các mô khỏe mạnh và gây ra các bệnh viêm nhiễm.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các tự kháng thể trong mẫu máu của khoảng 50% trong số 147 bệnh nhân COVID-19 mà họ nghiên cứu và ở ít hơn 15% trong số 41 tình nguyện viên khỏe mạnh.

Với 48 bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu trong những ngày khác nhau, bao gồm cả ngày nhập viện, cho phép họ theo dõi sự phát triển của các tự kháng thể.

nguoi_tre_brazil_mac_covid_cnn.jpeg
Khi mắc COVID-19 nặng, vi rút có thể đánh lừa hệ thống miễn dịch làm cơ thể mất khả năng tự miễn dịch - Ảnh: Internet

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Paul Utz của Đại học Stanford (Mỹ), cho biết: “Trong vòng một tuần, khoảng 20% số bệnh nhân này đã phát triển các kháng thể mới với các mô của chính họ mà trong những ngày nhập viện họ chưa có”.

Ông Utz cũng kêu gọi mọi người đi tiêm vắc xin và nhấn mạnh rằng: “Bạn không thể biết trước rằng khi mắc COVID-19 thì đó sẽ là trường hợp nhẹ. Nếu gặp phải trường hợp xấu, bạn có thể tự chuốc lấy rắc rối suốt đời vì vi rút có thể làm mất khả năng tự miễn dịch”.

Các biến thể SARS-CoV-2 mới làm tăng vi rút trong không khí

Một nghiên cứu mới cho thấy vi rút gây ra COVID-19 có thể đang phát tán trong không khí nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bệnh nhân nhiễm Alpha, biến thể SARS-CoV-2 nổi trội đang lây lan nhanh khi nghiên cứu được tiến hành, đã đưa lượng vi rút trong không khí nhiều hơn 43 đến 100 lần so với những người nhiễm chủng gốc ở Vũ Hán.

Một số nguyên nhân là do những bệnh nhân nhiễm Alpha đã làm tăng lượng vi rút trong những mẫu gạc mũi và họng. Số lượng vi rút được thở ra nhiều hơn 18 lần so với mức có thể được giải thích là do tải lượng vi rút cao hơn, theo báo cáo được công bố trên tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Lâm sàng (Anh).

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những chiếc khăn che mặt mà bệnh nhân COVID-19 nhẹ dùng, sẽ làm giảm khoảng 50% số lượng các giọt bắn chứa vi rút phát tán trong không khí.

“Chúng tôi biết rằng biến thể Delta dễ lây lan nhanh hơn Alpha. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng các biến thể tiếp tục phát tán vi rút trong không khí nhiều hơn, vì vậy chúng ta phải cung cấp hệ thống thông gió tốt hơn và đeo khẩu trang kín ngoài việc tiêm vắc xin để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi rút”, Don Milton, đồng tác giả của nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Đại học Maryland (Mỹ) cho biết.

Hầu hết bệnh nhân ung thư đáp ứng tốt với vắc xin COVID-19

Những người bị ung thư có đáp ứng miễn dịch tốt và được bảo vệ bởi vắc xin COVID-19 mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào hơn so với những người bình thường. Đây là kết quả nghiên cứu của 5 nhóm riêng biệt đã báo cáo tại cuộc họp về ung thư châu Âu trong tuần này.

Trong một nghiên cứu liên quan đến 44.000 người tiêm vắc xin Pfizer, các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về tác dụng phụ của gần 4.000 người tham gia đã và đang mắc bệnh ung thư.

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_60e6408f6034b09c42de6c80_0x0.jpg
Bệnh nhân ung thư không gặp phải tác dụng dụng phụ nào nghiêm trọng khi tiêm vắc xin Pfizer/Moderna - Ảnh: Internet

Trong một thử nghiệm riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 791 bệnh nhân ung thư được tiêm vắc xin Moderna. Vào thời điểm 28 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai, mức độ đủ của các kháng thể chống lại vi rút trong máu đã được tìm thấy ở 84% bệnh nhân ung thư đang được hóa trị, 89% bệnh nhân được hóa trị cùng với một loại thuốc điều trị miễn dịch và 93% người điều trị liệu pháp miễn dịch đơn thuần.

Theo Tiến sĩ Antonio Passaro, những kết quả này được so sánh với đáp ứng kháng thể ở một nhóm riêng biệt gồm những người không bị ung thư. Ông nói: “Tỷ lệ hiệu quả cao của vắc xin được quan sát thấy trong số những người được thử nghiệm, bất kể loại điều trị chống ung thư là gì đều mang lại một thông điệp mạnh mẽ và sự yên tâm cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ của họ”.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hầu hết bệnh nhân ung thư đáp ứng tốt với vắc xin COVID-19, chủng mới tăng vi rút trong không khí