Hệ thống robot rút được nhiều liều hơn từ một lọ vắc xin COVID-19 của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) có thể giúp tăng số liều tiêm cho người dân.

Hệ thống robot rút vắc xin AstraZeneca chính xác, tăng từ 10 lên 12 liều/lọ, dân thêm cơ hội được tiêm

Cẩm Bình | 25/08/2021, 15:30

Hệ thống robot rút được nhiều liều hơn từ một lọ vắc xin COVID-19 của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) có thể giúp tăng số liều tiêm cho người dân.

Hệ thống tên AutoVacc sử dụng một cánh tay robot rút 12 liều từ một lọ vắc xin của AstraZeneca trong 4 phút, tăng 2 liều so với tiêu chuẩn khi rút thủ công (tương đương 20%).

AutoVacc hiện chỉ được áp dụng với vắc xin của AstraZeneca, chỉ hoạt động trên các lọ đa liều AstraZeneca hiện tại và nhãn cho thấy mỗi lọ có thể cung cấp 10 đến 11 liều.

Juthamas Ratanavaraporn, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Y sinh của trường Đại học Chulalongkorn, cho biết: “Máy đảm bảo với độ chính xác rằng chúng ta có thể tăng thêm 20% từ mỗi lọ vắc xin từ 10 lên 12 liều. Thêm 20% có nghĩa là nếu có số vắc xin của AstraZeneca vốn chỉ đủ cho 1 triệu người, chiếc máy sẽ tăng số liều đủ cho 1,2 triệu người".

mi_autovacc_250821.jpg
AutoVacc rút được 12 liều từ 1 lọ vắc xin COVID-19 của AstraZeneca - Ảnh: Reuters

Bà Juthamas Ratanavaraporn chỉ ra rằng nếu nhân viên y tế sử dụng loại ống tiêm giảm khoảng không gian giữa kim và pít tông (LDSS) thì cũng giúp tránh lãng phí và rút được 12 liều từ một lọ vắc xin, nhưng cách này đòi hỏi nhân lực lẫn trình độ kỹ năng cao, phải căng thẳng, tốn nhiều sức lực.

"Điều này có thể làm tiêu hao rất nhiều sức lực của các nhân viên y tế. Họ sẽ phải làm việc này hàng ngày trong nhiều tháng", Juthamas nói.

Nhóm nghiên cứu đủ sức sản xuất 20 chiếc AutoVacc nữa trong vòng 3 - 4 tháng. Tuy nhiên họ cần nguồn tài chính cùng sự hỗ trợ từ chính phủ nếu muốn đưa máy ra cả nước.

Nguyên mẫu AutoVacc gồm cả ống tiêm trị giá 2,5 triệu baht (76.243 USD), trong tương lai có thể xuất khẩu. Nhóm nghiên cứu dự định chế tạo hệ thống này sử dụng được với cả vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna.

Bà Juthamas cho biết chiếc máy này nhằm loại bỏ gánh nặng cho các nhân viên y tế: “Khi nhân viên y tế quá mệt mỏi, cũng có khả năng lỗi của con người, vì vậy chúng ta nên để máy móc làm việc".

lrajud24evmdrlurd2afamsspu.jpg
Một kỹ thuật viên đang thao tác với AutoVacc tại Đại học Chulalongkorn - Ảnh: Reuters

Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng hơn 1,1 triệu ca mắc COVID-19 cùng hơn 10.000 ca tử vong do căn bệnh này. 

Biến thể Delta lây lan mạnh mẽ tạo ra áp lực buộc chính phủ Thái Lan phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin giữa lúc nguồn cung cực kỳ khan hiếm. Hiện mới có khoảng 9% trong hơn 66 triệu người Thái Lan được tiêm vắc xin đầy đủ.

Bài liên quan
Thủ tướng Thái Lan từng là mục tiêu của lừa đảo bằng AI
Ai cũng có thể là mục tiêu của kẻ lừa đảo qua điện thoại, kể cả nguyên thủ quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hệ thống robot rút vắc xin AstraZeneca chính xác, tăng từ 10 lên 12 liều/lọ, dân thêm cơ hội được tiêm