Theo người đứng đầu Bộ công thương, EVFTA còn có ý nghĩa lớn hơn khi đó là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại nền sản xuất, thu hút đầu tư công nghệ hiện đại từ châu Âu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất.

Hiệp định EVFTA là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư công nghệ hiện đại

01/07/2020, 17:37

Theo người đứng đầu Bộ công thương, EVFTA còn có ý nghĩa lớn hơn khi đó là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại nền sản xuất, thu hút đầu tư công nghệ hiện đại từ châu Âu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi Toạ đàm - Ảnh: Anh Tú

Ngày 1.7, tại Trung tâm báo chí TP.HCM, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và vai trò của truyền thông” để lắng nghe ý kiến đóng góp từ lãnh đạo các cơ quan báo chí phía Nam.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) ký kết ngày 30/6/2019 sẽ có hiệu lực từ 1/8/2020. Tại buổi toạ đàm, Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh đánh giá đây là Hiệp định thế hệ mới có tính chất mẫu mực và toàn diện.

Hiện EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 của thế giới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Trong khi đó,Việt Nam hiện mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của khu vực này.

Khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế (70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU). Sau 7 năm, 99,2% số dòng thuế (99,7% kim ngạch xuất khẩu) sẽ được xóa bỏ thuế. Với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu 0%.

Với Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tin rằng sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu. Theo tính toán, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường gần 500 triệu dân, GDP bình quân đầu người khoảng 35.000 USD, với mức thuế 0%, trong đó 85% dòng thuế về 0% ngay khi có hiệu lực.

Theo người đứng đầu Bộ Công thương, EVFTA còn có ý nghĩa lớn hơn khi đó là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại nền sản xuất, thu hút đầu tư công nghệ hiện đại từ châu Âu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất. Và quan trọng nhất là EVFTA giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế của thế giới để có thể phát triển bền vững.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định vai trò của truyền thông rất quan trọng trong việc tạo sức lan tỏa để thông tin về EVFTA tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân nhanh nhất. Bộ trưởng giao Vụ Chính sách thương mại đa biên xây dựng chương trình hợp tác với các cơ quan truyền thông để cụ thể hóa các nội dung cần tuyên truyền trong thời gian tới.

“Câu chuyện phản biện, quan điểm tiếp cận từ chiều bên ngoài, đặc biệt là phản ánh từ thực tiễn cuộc sống cho dù là nội luật hay trong vấn đề về hội nhập bên ngoài, những vấn đề từ DN hay của người dân... đều có ý nghĩa cho cơ quan quản lý làm chính sách. Và nguyên tắc đầu tiên của Bộ Công Thương là tiếp thu và biến thành một kế hoạch để duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan báo chí” - người đứng đầu Bộ Công thương nhấn mạnh.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệp định EVFTA là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư công nghệ hiện đại