Họa sĩ Thành Chương đã có đơn tố cáo gửi đến cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị làm rõ những khuất tất chưa được giải quyết liên quan đến bức tranh “Trừu tượng” của mình bị giả danh thành tranh của họa sĩ Tạ Tỵ.
Gần một tuần trôi qua, vụ 17 bức tranh được cho là giả trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” tưởng chừng như đã khép lại khi Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đãđể nhà sưu tập Vũ Xuân Chung mang ra khỏi bảo tàng sau khi triển lãm này kết thúc. Mặc dù trước đó đã có kết luận của hội đồng thẩm định gồm nhiều chuyên gia hàng đầu của mỹ thuật Việt Nam đều cho rằng tất cả là tranh giả,và phía bảo tàng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành"tạm giữ để phục vụ công tác điều tra" nhưng sau đó nhà sưu tập đã được tự do mang các bức tranh giả và giả mạođi.Vụ việcmột lần nữanónglên sau khi họa sĩ Thành Chương đã có đơn gửinhiều cơ quan đơn vị, trong đó có cơ quan điều tra của Bộ Công an.
Thông tin trên đã được bàNgô Hương, vợ của họa sĩ Thành Chương xác nhận với báo điện tử Một Thế Giới.
Cụ thể là vào ngày 25.7,từ Hà Nội, họa sĩ Thành Chương đã có “Đơn tố cáo về hành vi có dấu hiệu phạm tội về làm hàng giả, xâm phạm quyền tác giả”. Đơn của ông Chương được gởi đến A87Cục An ninh văn hóa - Bộ Công an, Cục Bản quyền tác giả,Hội Mỹ thuật Việt Nam, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM, Công an TP.HCM, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Hội Mỹ thuật TP.HCM.
Trong đơn tố cáo của mình, một lần nữa họa sĩ Thành Chương khẳng định:“Tác giả đích thực và duy nhất của bức tranh này là tôi – họa sĩ Thành Chương, không phải của họa sĩ Tạ Tỵ như thông tintrên bức tranh. Tên bức tranh do tôi đặt là “Chân dung cô Kim Anh” chứ không phải là “Trừu tượng”. Đồng thời tôi khẳng định tên tác giả “Tạ Tỵ 52” trên bức tranh có tên “Trừu tượng” hiện nay là giả mạo”.
Theo họa sĩ Thành Chương, sở dĩ ông viết đơn tố cáo này vì ông cho rằngđây là một vụviệc có tính chất nghiêm trọng, nếu căn cứ vào các điều khoản trong Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ... Việcmột bức tranh của ôngbị giả danh thành tranh của danh họa chỉ có tính riêng lẻ. Nhưng trong vụ việc này,một số lượng lớn tranh bị làm giảđược triển lãm chính thức tại một bảo tàng cấp quốc gia rất có uy tín như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, dù là tranh giả nhưng các bức tranh nàyđãđược một chuyên gia cao cấp người Pháp chứng nhận là tranh thật là một điều khó chấp nhận được.Vụ việc nếu không được phát hiện thì rõ ràng những bức tranh này đã được hợp thức hóa thành tranh thật, có giá trị lớn về mặt tài chính, ảnh hưởng nặng nề đếnthẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ của chính người xem tranh và người sưu tập tranh.“Sau khi xem xét và cân nhắc, tôi quyết định gửi lá đơn này để thể hiện tinh thần trách nhiệm và lương tâm của mình trước vụ việc. Không thể thờ ơ, im lặng mãiđược”, ông Chương nói.
Với những lý dotrên, họa sĩ Thành Chương đã kiến nghị:“Các cơ quan chức năng xem xét điều tra để làm sáng tỏ sự giả mạo này, trả lại đúng tên tác giả cho bức tranh “Trừu tượng” (theo tên đang trưng bày) là họa sĩ Thành Chương và đúng tên tác phẩm của nó là “Chân dung cô Kim Anh”.
Ở một diễn biến kháccó liên quan về vụ bức tranh “Trừu tượng”, bàTạ Thùy Châu, con gái của danh họa Tạ Tỵ hiện đang sống tại TP.HCM khẳng định bức“Trừu tượng”được trưng bày tại triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âukhông phải do chính bố mình vẽ, và đây chắc chắn là tranh giả chữ ký của cha bà. Bà Châu cũng cho biết họa sĩ Tạ Tỵ cũng từng vẽ một bức tranh có tên “Trừu tượng” vào năm 1951 đang được bà lưu giữ nhưng tranh này được thể hiện bằng mộtphong cách hoàn toàn khác biệt với bức tranh “Trừu tượng”mà ông Vũ Xuân Chung đang sở hữu.
Theo một nguồn tin riêng của Một Thế Giới, phía gia đình của họa sĩ Tạ Tỵ đã có yêu cầu xóa tên Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh “Trừu tượng”trong bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang có. Trong trường hợp cần thiết, gia đình bà sẽ đưa vụ việc ra pháp luật.
Tiểu Vũ