Iran cho hoạt động vài máy ly tâm tiên tiến đặt ngầm, vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.

IAEA: Iran vi phạm thỏa thuận hạt nhân

Cẩm Bình | 19/11/2020, 09:54

Iran cho hoạt động vài máy ly tâm tiên tiến đặt ngầm, vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.

Nhóm thanh tra Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đầu tháng 11 phát hiện Iran lắp đặt nhiều máy ly tâm IR-2m dưới lòng đất tại cơ sở Natanz, đến giữa tháng thì bắt đầu cung cấp hợp chất uranium hexafluoride (UF6). Đại diện nước này tại IAEA đã thừa nhận.

Theo thỏa thuật hạt nhân 2015 ký với các cường quốc, Iran phải cắt giảm số máy ly tâm từ 19.000 xuống còn 6.000, chỉ sản xuất uranium giàu bằng máy ly tâm IR-1 thế hệ đầu, dùng một số ít máy ly tâm tiên tiến hơn cho mục đích nghiên cứu trong 10 năm (nhưng không tích trữ uranium giàu). Chỉ có IR-1 được phép đặt ngầm.

Về mức độ làm giàu uranium, thỏa thuận quy định Iran có thể làm giàu UF6 ở 3,67% - thấp hơn mức 20% quốc gia Trung Đông đạt được trước khi ký thỏa thuận, thua xa mức dùng làm vũ khí là 90%. Giới hạn kéo dài 15 năm.

Trước đó Iran có thông báo cho IAEA về kế hoạch chuyển ba tổ hợp máy ly tâm từ trên mặt đất xuống dưới lòng đất, sau khi xảy ra một vụ nổ tại cơ sở Natanz (nghi do bị tấn công) vào tháng 7.

2160.jpg
Cơ sở hạt nhân Natanz của Iran - Ảnh: AP

Đến nay Iran chỉ sử dụng 174 trên tổng số hơn 1.000 máy ly tâm IR-2m. Nếu không dùng nhiều IR-2m, thậm chí lắp đặt thêm số ít máy thì quốc gia Trung Đông hoàn toàn có thể giải thích rằng họ chỉ cố khôi phục hoạt động đến mức trước vụ nổ tháng 7 mà thôi.

Tuy nhiên, IAEA vẫn cho rằng những gì Iran giải thích không hợp lý về mặt kỹ thuật nên yêu cầu quốc gia Trung Đông cung cấp thông tin làm rõ vấn đề tại sao nhóm thanh tra tìm thấy hạt uranium làm giàu thấp bị biến đổi đồng vị trong lần thị sát đầu tháng 11.

Thông tin Iran vi phạm thỏa thuận hạt nhân xuất hiện sau khi tờ The New York Times tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump giữa tháng qua từng cân nhắc tấn công quân sự vào một số địa điểm hạt nhân quan trọng của Iran. May mắn là đội ngũ quan chức dưới quyền khuyên ông không nên làm vậy trong bối cảnh thời gian nắm quyền còn quá ít.

Chưa rõ liệu Tổng thống đắc cử Joe Biden có đưa Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân 2015 hay không. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hôm 17.11 nói rõ: “Nếu Mỹ tuân thủ những cam kết theo nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tán thành thực hiện thỏa thuận hạt nhân) thì chúng tôi tuân chủ cam kết quy định bởi thỏa thuận hạt nhân. Nếu Mỹ muốn tái gia nhập, chúng tôi sẵn sàng đàm phán”.

Bài liên quan
Tỷ phú Elon Musk thành cầu nối ‘độc nhất vô nhị’ giữa hai thế lực đối lập Mỹ - Iran
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục chìm trong căng thẳng, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã bất ngờ xuất hiện như một cầu nối tiềm năng, mở ra cánh cửa đối thoại mới giữa hai quốc gia đối đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
43 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
IAEA: Iran vi phạm thỏa thuận hạt nhân