Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 3.11 vừa điện đàm với đại diện Liên minh châu Âu (EU) về ngoại giao Federica Mogherini cùng những đồng cấp Đức, Thụy Điển, Đan Mạch về những biện pháp đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ.

Iran tìm kiếm hỗ trợ từ châu Âu khi Mỹ tái lập trừng phạt

Cẩm Bình | 04/11/2018, 14:29

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 3.11 vừa điện đàm với đại diện Liên minh châu Âu (EU) về ngoại giao Federica Mogherini cùng những đồng cấp Đức, Thụy Điển, Đan Mạch về những biện pháp đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ.

Theo hãng thông tấn IRNA: “Bà Mogherini và các Ngoại trưởng châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập một cơ chế tài chính mới để cứu thỏa thuận hạt nhân Iran. Cơ chế này dự kiến đi vào hoạt động trong vài ngày tới.

Đợt trừng phạt thứ hai nhắm vào ngành vận tải biển, ngân hàng và năng lượng mà Mỹ áp đặt với Iran sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5.11. Washington tạm thời cho phép 8 nhà nhập khẩu tiếp tục mua dầu của quốc gia Trung Đông, trong số này không có EU.

Cuối tháng 9, EU thông báo khối này sẽ lập một cơ chế thanh toán cho phép các công ty châu Âu tiếp tục làm ăn với Iran, tránh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Một số nguồn tin ngoại giao của Reuters vừa tiết lộ cơ chế mới dự kiến được công bố vào ngày 4.11 nhưng phải đến năm sau mới hoạt động.

EU cùng Pháp, Đức, Anh hôm 2.11 ra tuyên bố chung cho biết: “Mục đích của chúng tôi là bảo vệ những thực thể kinh tế châu Âu có quan hệ thương mại hợp pháp với Iran cũng như phù hợp với luật pháp châu Âu và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Chính quyền Trump tái lập trừng phạt nhằm mục đích buộc Iran công bố toàn bộ quá trình phát triển vũ khí hạt nhân trong quá khứ, dừng tất cả hoạt động làm giàu uranium, dừng việc phóng tên lửa đạn đạo mang được đầu đạn hạt nhân, ngừng hỗ trợ các nhóm Hamas, Hezbollah, phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (Palestinian Islamic Jihad) và phiến quân Houthi ở Yemen, rút mọi lực lượng quân đội khỏi Syria.

Cẩm Bình (theo Euronews)
Bài liên quan
Bộ Tư pháp Mỹ và TikTok muốn tòa án nhanh chóng xét xử, ra phán quyết về luật có thể cấm ứng dụng
Bộ Tư pháp Mỹ và TikTok đã yêu cầu Tòa án phúc thẩm Mỹ đặt ra lịch trình nhanh chóng để xem xét các thách thức pháp lý với luật mới yêu cầu tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) phải thoái vốn khỏi TikTok ở Mỹ trước ngày 19.1.2025, hoặc ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng này sẽ đối mặt với lệnh cấm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Iran tìm kiếm hỗ trợ từ châu Âu khi Mỹ tái lập trừng phạt