Nhiễm Omicron đột phá không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch thanh niên.

Kết quả nghiên cứu sức khỏe tim mạch ở thanh niên nhiễm Omicron, công hiệu của liều vắc xin thứ 4

Sơn Vân | 24/05/2022, 11:58

Nhiễm Omicron đột phá không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch thanh niên.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy biến thể Omicron không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch ở những người trẻ tuổi đã được tiêm vắc xin.

Điểm đáng chú ý là các biến thể SARS-CoV-2 trước đó có ảnh hưởng bất lợi đến tim và mạch máu của bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu so sánh 23 thanh niên nhiễm đột phá Omicron trong vòng 6 tuần qua với 13 thanh niên đã tiêm vắc xin chưa bao giờ mắc COVID-19. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứutừ 21 đến 26 tuổi.

Như đã báo cáo trên trang American Journal of Physiology - Heart and Circulatory Physiology, các dấu hiệu của sức khỏe tim mạch bao gồm chức năng mạch máu và khả năng đáp ứng với các kích thích, độ cứng thành động mạch, sự thay đổi nhịp tim và phản ứng của tim với những thay đổi trong huyết áp.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Trái ngược với giả thuyết của chúng tôi, không có sự khác biệt về bất kỳ thông số nào trong đó giữa những người trưởng thành trẻ khỏe mạnh đã tiêm vắc xin nhiễm Omicron và những ai chưa bao giờ mắc COVID-19.

Các phát hiện cho thấy không phải tất cả biến thể đều có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên có một số bằng chứng gần đây cho thấy sức khỏe tim mạch vẫn có thể bị ảnh hưởng sau thời gian dài... Do đó, các nghiên cứu tiếp theo sẽ là cần thiết để xác định kết quả sức khỏe tim mạch lâu dài".

suc-khoe-tim-mach-cua-thanh-nien-nhiem-omicron.jpg
Biến thể Omicron không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch ở những người trẻ tuổi đã được tiêm vắc xin - Ảnh: Reuters

Trì hoãn chụp nhũ ảnh sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là không cần thiết

Các chuyên gia nói phụ nữ không nên trì hoãn việc chụp nhũ ảnh (kỹ thuật chụp X quang đặc biệt dành cho tuyến vú) định kỳ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA của Pfizer hay Moderna.

Ở một số phụ nữ, vắc xin gây sưng hạch bạch huyết quanh nách, có thể bị hiểu nhầm là dấu hiệu ung thư vú trên nhũ ảnh. Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh vú khuyên phụ nữ nên đợi từ 4 đến 6 tuần sau khi tiêm liều vắc xin mRNA thứ hai trước khi chụp nhũ ảnh vì họ cho rằng những bất thường sẽ lộ diện vào lúc đó.

Nghiên cứu mới cho thấy nổi hạch ở nách sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể kéo dài hơn so với báo cáo ban đầu. Trên trang American Journal of Roentgenology, các nhà nghiên cứu cho biết ở 111 phụ nữ bị tác dụng phụ này lúc nhận vắc xin mRNA, tình trạng sưng tấy xảy ra trung bình 12-13 tuần sau khi tiêm liều thứ hai.

Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh vú nói phụ nữ không nên trì hoãn việc chụp nhũ ảnh trong thời gian dài.

Trong một hướng dẫn cập nhật hướng đến những phụ nữ không có triệu chứng, nguy cơ trung bình, không có tiền sử ung thư vú hoặc ung thư hạch bạch huyết, nhóm này khuyên rằng nếu chụp nhũ ảnh cho thấy loại bất thường về hạch bạch huyết liên quan đến vắc xin, các cuộc kiểm tra nên được lặp lại 6 tháng sau.

Kháng thể tăng nhiều hơn sau khi tiêm liều vắc xin mRNA thứ tư so với mũi thứ ba

Theo dữ liệu thử nghiệm ở Anh, liều vắc xin mRNA thứ tư có thể tăng cường kháng thể và các đáp ứng miễn dịch khác lên mức cao hơn so với mức được thấy sau liều thứ ba.

Các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 166 người trưởng thành đã nhận liều tăng cường đầu tiên của vắc xin Pfizer-BioNTech sau hai liều vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech. Họ được chỉ định ngẫu nhiên để nhận thêm một mũi vắc xin tăng cường Pfizer-BioNTech khác hoặc Moderna như liều thứ tư.

Một nửa số người tham gia trên 70 tuổi và khoảng thời gian trung bình kể từ lần tiêm liều vắc xin thứ ba là 7 tháng.

2 tuần sau khi tiêm liều vắc xin thứ tư, mức độ kháng thể nhắm mục tiêu protein gai của SARS-CoV-2 cao gấp đôi so với mức kháng thể thấy được 4 tuần sau liều thứ ba ở cả hai loại vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna, bất kể lịch tiêm ban đầu. Các nhà nghiên cứu báo cáo điều này trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet.

Đáp ứng của các tế bào T ( tế bào miễn dịch) đã tăng lên đáng kể 14 ngày sau liều vắc xin thứ tư so với 28 ngày sau liều thứ ba, nhưng chỉ ở những người nhận ba liều vắc xin Pfizer-BioNTech và sau đó nhận mũi tăng cường Moderna.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng tất cả sự gia tăng nêu trên "có thể sẽ nhanh chóng suy giảm, như từng được quan sát thấy sau liều vắc xin thứ ba".

Họ nói rằng những người tham gia có mức độ đáp ứng miễn dịch cao trước khi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ tư tăng kháng thể và đáp ứng của tế bào T hạn chế hơn từ lần tiêm đó. Điều này cho thấy có thể có mức trần với tác dụng từ tiêm liều vắc xin tăng cường. Cụ thể là những người có mức kháng thể cao không được hưởng lợi nhiều từ liều vắc xin tăng cường thứ hai.

Bài liên quan
Nhận mũi vắc xin thứ 4 vẫn có thể nhiễm chủng Omicron mới và truyền vi rút: Có nên tiêm?
Có nên tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường lần hai (hay liều thứ 4) không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết quả nghiên cứu sức khỏe tim mạch ở thanh niên nhiễm Omicron, công hiệu của liều vắc xin thứ 4