Doanh nghiệp FDI luôn khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

'Khơi thông' sức mạnh doanh nghiệp FDI

Tuyết Nhung | 24/10/2020, 18:01

Doanh nghiệp FDI luôn khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2001, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tăng dần, đạt cao nhất khoảng 71,4% vào năm 2018.

dn-fdi(1).jpg
Doanh nghiệp FDI luôn khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Kể từ năm 2019, xuất khẩu doanh nghiệp trong nước đã tăng mạnh, trong khi khu vực FDI tăng chậm hoặc giảm, nên tỷ trọng giá trị xuất khẩu khu vực FDI đã giảm dần.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 131,1 tỉ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, còn chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bộ Công Thương nhìn nhận: "Doanh nghiệp FDI đã góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo như: điện tử, máy tính và linh kiện, các sản phẩm từ nhựa, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng... Trước năm 2003, dầu thô chiếm tới gần 50% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp FDI. Đến 9 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 1%".

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước năm 2019 đạt 82,96 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2018, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,2% của khu vực FDI. 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của khu vực này tăng 19,5%, trong khi đó xuất khẩu của khu vực FDI giảm 2,8%.

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng toàn cầu khiến tất các doanh nghiệp trên thế giới đều phải lo chống dịch nên việc tính toán đầu tư ra các nước đều phải trì hoãn. Với Việt Nam, nhìn chung các đối tác lớn và truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đầu tư.

Vì vậy, để gia tăng năng lực của doanh nghiệp FDI cũng như kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2020, Bộ Công Thương cho rằng phải kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi giá trị cho doanh nghiệp FDI tạo ra.

Đồng thời, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung vào một số hướng giải pháp: hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI sở hữu các dây chuyền, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị cao đến đầu tư ở Việt Nam; chú trọng phát huy tác động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI đối với sản xuất trong nước.

Bộ cũng khuyến khích doanh nghiệp FDI lớn liên doanh, liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua các nhà cung cấp trong nước; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại cho doanh nghiệp trong nước thông qua các dự án liên doanh, liên kết trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Bên cạnh đó, chỉ đạo hệ thống các trường đại học, cao đẳng trực thuộc đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Trao đổi với PV Một Thế Giới về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng Việt Nam cần tiếp tục coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế.

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn nước ngoài ngày càng gay gắt hơn, cơ quan quản lý cần hoạt động theo cơ chế tìm kiếm và đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư lớn để đàm phán và xây dựng các chính sách theo yêu cầu của họ. Như vậy, thu hút FDI những tháng cuối năm sẽ khả quan khi kéo được các chuỗi sản xuất và hình thành các ngành, lĩnh vực mới có khả năng làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong tương lai.

"Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế ", TS Phong đề xuất.

Để giảm sự phân bố không đồng đều của các dự án FDI thời gian tới, TS Nguyễn Minh Phong kiến nghị trong chính sách ưu đãi đầu tư cần tránh tạo khoảng cách quá lớn giữa các trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài với các tỉnh thành đang khó khăn. Thay vào đó, cần phải có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Bài liên quan
Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao
Thủ tướng yêu cầu tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là đối với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Khơi thông' sức mạnh doanh nghiệp FDI