Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam mỗi năm lên tới 852 triệu USD (tương đương gần 20.000 tỉ đồng).

WB: Thiên tai có thể 'cuốn sạch' hàng tỉ USD của Việt Nam

Tuyết Nhung | 22/10/2020, 18:18

Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam mỗi năm lên tới 852 triệu USD (tương đương gần 20.000 tỉ đồng).

Đánh giá về tác động của mưa bão với các tỉnh miền Trung, WB cho biết có khoảng 12 triệu người dân ở các tỉnh ven biển có nguy cơ phải gánh chịu những trận ngập lụt lớn và hơn 35% các khu dân cư nằm dọc bờ biển đang bị xói lở.

111(1).png
Thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho bà con miền Trung - Ảnh: T.N

Theo đó, cơ quan này nhìn nhận thiên tai đang gây thiệt hại lớn cho các ngành kinh tế và dịch vụ công trọng điểm của Việt Nam. Cụ thể, mỗi năm, khoảng 852 triệu USD (0,5% GDP của Việt Nam) và 316.000 việc làm trong các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và công nghiệp của Việt Nam đang phải hứng chịu trực tiếp từ mưa bão.

Ước tính có khoảng 42% khách sạn ở gần những bãi biển bị xói lở. Một nửa cơ sở y tế trên cả nước có nguy cơ bị ngập lụt cao. Ở một số tỉnh, tỷ lệ này thậm chí còn lên đến gần 100%. Hơn một phần ba mạng truyền tải và phân phối điện của Việt Nam nằm trên đất rừng, dễ bị cây đổ vào khi có bão. Mất điện làm gián đoạn sản xuất và giảm tỷ lệ vận hành thiết bị.

"Trong tình huống xấu, mực nước biển dâng 30cm có thể làm diện tích các khu vực ven biển đô thị có thể bị ngập sâu thêm 7% và thêm 4,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Số người có thể bị đẩy vào cảnh nghèo đói năm 2030 do biến đổi khí hậu có thể lên tới 1,2 triệu người", WB cho hay.

Trước tình trạng trên, WB cho rằng các biện pháp chống chọi lại thiên tai của Chính phủ Việt Nam chưa hiệu quả. Cụ thể là thiếu hướng dẫn, thực thi, năng lực và kinh phí... nên đã gây ra nhiều hạn chế trong việc lập quy hoạch không gian, lập quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng an toàn cũng như bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng một cách có hệ thống.

WB ví dụ: "Một báo cáo cho thấy 2/3 hệ thống đê biển của Việt Nam dài hơn 2.659km không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Nhiều hệ thống phải chịu rủi ro lớn vì bị khai thác quá mức".

Trước thực trạng trên, để đảm bảo vùng ven biển của Việt Nam có thể phát huy tiềm năng kinh tế một cách an toàn, WB khuyến cáo Chính phủ Việt Nam cần sớm hành động. Nếu không trong 10 năm tới, Việt Nam có thể bị thiên tai "cuốn mất" khoảng 4,3 tỉ USD tăng trưởng kinh tế.

WB đề xuất Việt Nam cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin chi tiết về nguy cơ và rủi ro cũng như hệ thống quản lý tài sản cơ sở hạ tầng quan trọng như: giao thông, nước sạch và vệ sinh, điện.

Bên cạnh đó là xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật tình hình thường xuyên; Tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công bằng cách tích hợp thông tin rủi ro vào các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế và bảo trì của tất cả các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng; Nâng cấp đê biển và đê sông, bắt đầu từ những khu vực rủi ro nhất và được bảo vệ kém nhất; Tăng cường các chính sách, khung pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan về việc quản lý các hệ sinh thái.

Cùng với đó là điều chỉnh mạng lưới bảo trợ xã hội và thực hiện một chiến lược huy động vốn toàn diện để ứng phó với rủi ro.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WB: Thiên tai có thể 'cuốn sạch' hàng tỉ USD của Việt Nam