Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật

TS Lê Thành Ý 25/04/2024 12:00

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.

Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước cùng với căng thẳng địa chính trị và xung đột phức tạp đã tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế; thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng về an ninh năng lượng, an ninh lương thực; lạm phát cao khiến nhiều nền kinh tế phải duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu suy giảm; hàng rào bảo hộ gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động xuất nhập khẩu. Nhiều quốc gia tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cộng thêm tổng cầu suy giảm… đã tác động trực tiếp tới những nền kinh tế có độ mở cao, trong đó có Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đã được điều chỉnh giảm, hầu hết dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2022. Triển vọng phát triển châu Á được giữ nguyên với sự tăng trưởng của nhiều nước chậm lại.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp các ngành, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 tiếp tục phục hồi ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra, đạt mức tăng GDP 5,05%, tiếp tục là điểm sáng của kinh tế khu vực và trên thế giới.

Tiếp tục đà hồi phục của năm 2023, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong quý 1/2024 được cải thiện với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,66% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của quý 1 những năm 2020 - 2023; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng 8% so với quý trước và trên 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các ngành các cấp đều đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Tình hình kinh tế - xã hội cả nước vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên mọi lĩnh vực đều đạt mục tiêu đề ra. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Qua các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê gần đây, có thể nhận thấy những điểm sáng nổi bật về ổn định kinh tế vĩ mô và những vấn đề xã hội.

Ổn định kinh tế vĩ mô

Giới nghiên cứu cho rằng, để đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, cần xem xét trên các mặt tổng sản phẩm xã hội (GDP), vai trò của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; thực trạng hoạt động của doanh nghiệp; các chỉ tiêu cân đối vĩ mô, đặc biệt là thu chi ngân sách.

Phân tích thực trạng kinh tế nước ta gần đây, có thể nhận thấy 10 nét nổi bật:

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 và quý 1/2024 đạt cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng của những năm gần đây và bình quân của cả giai đoạn 2011-2023.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05% cao hơn tăng trưởng của các năm 2020, 2021 và bình quân giai đoạn 2011-2023 với tốc độ quý sau cao hơn quý trước (năm 2023 quý 1 tăng 3,41%, quý 2 tăng 4,25%, quý 3 tăng 5,47% và quý 1/2024 là 5,66%). Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, khu vực dịch vụ tăng 6,82%, bán buôn bán lẻ tăng 8,82%, vận tải kho bãi tăng 9,18%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,24%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,24%... (tốc độ tăng trưởng GDP của các khu vực năm 2023 được thể hiện trong hình).

bieu-do(1).png
Tốc độ tăng GDP và VA các khu vực theo quý năm 2023 (đơn vị tính %, nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023)

Theo đó, quý 1/2024, khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực, trị giá tăng thêm 2,81% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,26% vào mức tăng tổng trị giá tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,08% và thủy sản tăng 3,46%. Trong tổng trị giá tăng thêm của nền kinh tế, nông-lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 8,84%, khu vực công nghiệp và xây dựng 28,87%; dịch vụ 62,29%. Tiếp tục đà tăng trưởng này, quý 1/2024 khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng trị giá tăng thêm của nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%, khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%...

Sản xuất công nghiệp khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023. Trị giá tăng thêm toàn ngành quý 1/2024 tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02% vào mức tăng tổng trị giá tăng thêm của nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo là động lực tăng trưởng, chiếm tới 1,73% trong mức tăng trưởng chung 5,66% của nền kinh tế, sản xuất và phân phối điện tăng 11,97%, riêng ngành khai khoáng giảm 5,84% làm giảm 0,2% mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đáng lưu ý là ngành xây dựng đã hồi phục với mức tăng 6,83%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 1,87% của quý 1/2023.

Trong khu vực dịch vụ, các hoạt động thương mại vẫn diễn ra sôi động, du lịch phục hồi mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực tăng cao, đóng góp của dịch vụ vào tăng tổng trị giá tăng thêm của nền kinh tế quý 1/2024 rất đáng kể (vận tải kho bãi tăng 10,58%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,34%, bán buôn bán lẻ tăng 6,94%), hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,2%, thông tin và truyền thông tăng 4,14%.

Đến ngày 25.3.2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 0,26% với tổng doanh thu phí bảo hiểm quý 1/2024 đạt 53.295 tỉ đồng. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index tăng mạnh so với cuối năm 2023. Trong quý 1/2024, trị giá giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 22.529 tỉ đồng/phiên, tăng 28,2% so với bình quân của năm 2023.

Trong cơ cấu GDP, tiêu dùng cuối cùng năm 2023 tăng 3,52%, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp tới 32,32% vào tăng trưởng. Quý 1/2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,93% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 56,77% vào tốc độ tăng chung, tích lũy tài sản tăng 4,69%, đóng góp 24,07%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,08%, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 19,16% vào mức tăng trưởng chung.

GDP cả năm 2023 đạt 10.221,8 nghìn tỉ đồng, tương đương 430 tỉ USD, với bình quân đầu người đạt 101,9 triệu đồng, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động toàn nền kinh tế ước đạt 199,3 triệu đồng/người lao động, tăng 274 USD so với cùng kỳ của năm 2022. Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng đạt 27%, cao hơn 0,6% so với năm trước. (còn tiếp)

Bài liên quan
Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh và định hướng phát triển du lịch Vĩnh Long
Tối 16.11, tỉnh Vĩnh Long long trọng khai mạc "Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024". Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc hy vọng “những lò gạch đỏ sẽ trở thành những lâu đài rực rỡ, lung linh dưới ánh mặt trời, không những tạo ra sản phẩm có giá trị mang nét đặc trưng văn hóa của vùng mà còn là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật