Kỳ 31: Thà nước Mỹ cứu rỗi linh hồn còn hơn gỡ thể diện ĐNÁ!
Kỳ 30: Westmoreland liên tục đòi tăng viện binh nhưng không đảm bảo mục tiêu
Trong khi làn sóng chống đối dâng lên khắp nước Mỹ, việc Bắc Việt và VC mở rộng các hoạt động quân sự lại khiến tướng Wesmoreland xem xét lại và gia tăng một cách đáng kể những yêu cầu tăng quân của mình. Cũng vào lúc đó, nhiều người trong chúng tôi tại Washington đã tiếp tục lại những nỗ lực hướng đến thương thuyết. Hai vấn đề này – tăng quân và thương thuyết – đã chiếm phần lớn các cuộc thảo luận của chính phủ trong suốt các tháng 11, 12 đến tháng 1/1966.
Ngày 7/11/1965, tôi gửi đến Tổng thống một bản phúc trình mà sau này, cùng với 2 bản phúc trình khác đề ngày 30/11 và 7/12, sẽ là cơ sở thảo luận trong nhiều tuần lễ sau đó. Bản phúc trình của tôi tiếp tục với một sự đánh giá rất ảm đạm về tình hình tại NVN. Bản phúc trình ghi nhận rằng chiến tranh du kích vẫn tiếp tục với cường độ cao, không thấy dấu hiệu VC dịu bớt các cuộc tấn công, phá hoại, chính phủ Thiệu – Kỳ vẫn tồn tại song chẳng thành đạt bao nhiêu; và tồi tệ nhất là sự kiểm soát chính trị của Sài Gòn ở nông thôn – nơi mà đa số dân chúng NVN sinh sống – đã suy yếu nhiều.
Tôi viết: “Chúng ta sắp sửa phải đối diện với một giải pháp thỏa hiệp”. Sau khi phân tích các phương án đang mở ngỏ trước mặt chúng tôi, tôi đưa ra khuyến cáo:
(1) Tăng quân số Mỹ lên 350.000 người vào cuối năm 1966, khác với số do tướng Westmoreland yêu cầu hồi tháng 7 là 275.000 người
(2) Ngưng không kích trong một tháng, như theo đề nghị của tôi hồi tháng 7 và khuyến cáo của nhóm Thompson hồi tháng 10.
(3) Nỗ lực toàn thể hầu khởi động thương thuyết.
Tôi nhìn nhận rằng thương thuyết vào thời điểm đó không có mấy hy vọng thành công, song tôi lập luận rằng một cuộc ngưng không kích “sẽ tạo cơ sở cho tại miền Nam trong lúc cứ để cho miền Bắc hứng chịu những “phạt vạ” do cứ hậu thuẫn chiến tranh. Tôi chẳng tỏ ra hồ hởi chút nào. Tôi trình bày với Tổng thống rằng không chắc gì các biện pháp này sẽ thành công. Số binh sĩ Mỹ tử trận sẽ có thể tăng từ 500 đến 800 người mỗi tháng. Thế nhưng tôi không còn thấy một hướng đi nào khác nữa. Tôi chỉ kết luận rằng: “cơ may thành công lớn nhất để đạt đến mục tiêu và cũng để tránh một thất bại chính trị quốc nội đắt giá tùy thuộc nơi việc kết hợp tất cả các bước chính trị, kinh tế và quân sự như tôi đã mô tả trong bản phúc trình. Nếu tiến hành một cách mạnh mẽ các bước này, đây sẽ là cơ may lớn nhất để đạt đến một giải pháp cho vấn đề khả dĩ chấp nhận được trong một thời gian phải chăng”.
Thoạt đầu, Tổng thống biểu thị một sự bi quan đối với bản kế hoạch của tôi. Trong hồi ký của ông, ông viết: “Cuộc ngưng không kích hồi tháng 5 đã thất bại rồi, nay lại thêm một cuộc ngưng oanh kích nữa; tôi nghĩ rằng Hà Nội có thể xem đó như là một dấu hiệu chứng tỏ chúng ta đang túng thế”.
Nhiều người khác cũng chống lại kế hoạch này với nhiều lập luận hay ho: Ngoại trưởng Dean Rusk không tin là Hà Nội sẽ đáp ứng một cách tích cực; Tham mưu trưởng liên quân Bus Wheeler cùng các tướng chỉ huy liên quân dự đoán rằng BV sẽ khai thác cuộc ngưng oanh kích này về mặt quân sự và đánh đồng hành động của chúng ta với sự suy yếu; Đại sứ Henry Cabot Lodge tin rằng tinh thần của NVN sẽ suy sụp và sẽ làm cho Sài Gòn và Washington mâu thuẫn.
...
Thoạt nhìn, có vẻ như trận Ia Drang là một chiến thắng vang dội của quân đội Mỹ. Thế nhưng, phía Mỹ có 300 binh sĩ Mỹ tử trận. Chính quân đội BV đã chọn địa điểm, thời điểm và thời gian trận đánh kéo dài. Điều này chứng tỏ rằng những trường hợp như thế này xảy ra dài dài nếu như chiến tranh còn tiếp tục.
Có thể kết luận dường như hiện có 9 trung đoàn quân BV tại NVN thay vì chỉ 3 trung đoàn như đã được báo cáo trước đây. Cũng thế, số trung đoàn của VC đã tăng hơn hai lần, từ 5 đến 12 trung đoàn. Tốc độ xâm nhập tăng nhanh. Tất cả điều này đã xảy ra giữa chiến dịch oanh kích ngăn chặn khốc liệt của Mỹ.
Tướng Westmoreland quan sát chiều hướng các diễn biến này và kết luận ngay rằng lực lượng đối phương trong tương lai sẽ còn cao hơn các ước tính của ông rất nhiều. Bởi thế, ông mới đánh điện về Washington xin thêm 200.000 quân nữa cho năm 1966 – gấp hai lần số yêu cầu của ông hồi tháng 7.1965.
Như thế sẽ tăng quân số Mỹ tại VN lên 410.000 vào cuối năm 1966 thay vì là 275.000 người như các ước tính ban đầu.
Điều đó có nghĩa là sẽ tăng không ngừng quân số Mỹ và dẫn đến khả năng tổn thất sinh mạng binh sĩ Mỹ tử trận nhiều hơn.
Những hậu quả của khuyến cáo này lớn đến nỗi tôi quyết định cùng tướng Tổng tham mưu trưởng Bus Wheeler bay sang Sài Gòn để tự đánh giá tình hình...
Danh Đức dịch (Tiêu đề của Một Thế Giới)