Trong khi doanh thu năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng 7,8% thì lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng đến 28%.

Lãi đậm năm vừa qua, nhưng EVN giảm nộp ngân sách

tuyetnhung | 20/07/2018, 11:17

Trong khi doanh thu năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng 7,8% thì lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng đến 28%.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của EVN vừa được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong giai đoạn 3 năm từ 2015-2017, sản lượng điện thương phẩm của ngành tăng dần từ 159 tỉ KWh, 177 tỉ KWh lên đến gần 193 tỉ KWh. Nhờ đó mà tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể, lần lượt 243.509 tỉ đồng (năm 2015), 277.693 tỉ đồng (năm 2016) lên 299.364 tỉ đồng (năm 2017).

Con số năm qua ghi nhận mức tăng 7,8% so với năm trước đó. Trong đó, doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ đạt gần 295.000 tỉ đồng, còn lại thu từ các hoạt động tài chính đạt 3.820 tỉ đồng.

Doanh thu tăng cũng kéo theo lợi nhuận trước thuế của EVN trong 3 năm lần lượt đạt 4.595 tỉ đồng, 5.165 tỉ đồng và 6.593 tỉ đồng. Theo tính toán, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của EVN tăng tới 28% so với năm trước, giúp tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu tăng từ 1,86% năm 2016 lên 2,2% năm 2017.

Mặc dù doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao năm vừa qua, nhưng mức đóng góp vào ngân sách của EVN lại giảm khoảng 7,3%. Cụ thể, năm 2017 EVN nộp ngân sách 19.666 tỉ đồng, giảm 1.539 tỉ đồng so với mức 21.205 tỉ đồng năm 2016.

Tổng sản lượng đơn vị này cung ứng lên hệ thống điện quốc gia (gồm điện sản xuất và mua) trong 3 năm đạt mức tăng trưởng bình quân 10,31%/năm. Tuy nhiên, theo đánh giá, trong giai đoạn trước mắt nếu không phát triển thêm được các nguồn cấp điện, ngành điện phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng điện miền Nam.

Báo cáo cũng cho biết, số tiền EVN dành cho kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017 cũng giảm còn 118.231 tỉ đồng so với mức 133.362 tỉ đồng năm 2016. Đến cuối 2017, EVN đã rót 126.117 tỉ đồng vào 9 tổng công ty 100% vốn nhà nước. Trong đó vốn tại 3 tổng công ty phát điện là gần 43.500 tỉ đồng, vốn tại Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia gần 24.600 tỉ đồng, còn lại là 5 tổng công ty điện lực.

Về kế hoạch năm 2018, EVN đặt mục tiêu doanh thu sản xuất kinh doanh điện đạt 328.958 tỉ đồng; Đầu tư toàn tập đoàn là 117.842 tỉ đồng, bao gồm: 40.192 tỉ đồng trả nợ gốc và lãi vay, 514 tỉ đồng góp vốn đầu tư các dự án điện, 77.136 tỉ đồng là đầu tư thuần (trong đó 31.693 tỉ đồng là đầu tư vào Nguồn điện, 12.778 tỉ đồng vào Lưới điện truyền tải và 32.665 tỉ đồng vào Lưới điện phân phối).

Năm 2018, EVN cũng đưa vào phát điện 2 dự án gồm: Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (660MW), Thủy điện Sông Bung 2 (2x50MW); khởi công các dự án: Nhiệt điện Quảng Trạch I (2x600MW), dự án Điện mặt trời Phước Thái 1 (50MW).

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Công ty Điện lực Vĩnh Long thực hiện tốt chuyên đề '70 năm EVN - Tự hào truyền thống ngành điện lực Việt Nam'
Xác định cung cấp điện ổn định và chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, hằng năm, Công ty Điện lực Vĩnh Long (PC Vĩnh Long) không ngừng đầu tư, ứng dụng công nghệ lĩnh vực kỹ thuật, tự động hóa lưới điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi đậm năm vừa qua, nhưng EVN giảm nộp ngân sách