“Các năm trước, mỗi khi Tết, tụi tui đi múa lân chúc mừng khai trương, nhiều khi có ngày được lì xì cả chục triệu. Năm nay, do có một số đoàn lân làm bậy, múa lân rồi ăn cắp điện thoại của người ta nên các đoàn lân đàng hoàng khác bị tai tiếng lây, ít người kêu múa”, anh Huỳnh Văn Hùng -"ông bầu" của một đội lân đang “kiếm sống” tại Sài Gòn trong những ngày tết chia sẻ.

Lên Sài Gòn múa lân mỏi chân, có khi được thưởng... 5.000 đồng

Lê Ngọc Dương Cầm | 04/02/2017, 10:40

“Các năm trước, mỗi khi Tết, tụi tui đi múa lân chúc mừng khai trương, nhiều khi có ngày được lì xì cả chục triệu. Năm nay, do có một số đoàn lân làm bậy, múa lân rồi ăn cắp điện thoại của người ta nên các đoàn lân đàng hoàng khác bị tai tiếng lây, ít người kêu múa”, anh Huỳnh Văn Hùng -"ông bầu" của một đội lân đang “kiếm sống” tại Sài Gòn trong những ngày tết chia sẻ.

Sau Tết, nhiều doanh nghiệp, tiểu thương mở cửa khai trương,cũng là cơ hội cho nhiều đoàn lân dạo từ các tỉnh đổ về kiếm sống. Ước tính có hơn30 đoàn lân dạotừ các tỉnh ở miền Tâyhoạt động tại Sài Gòn trong những ngày tết ngắn ngủi. Qua mùng 10, họ lại quay về quê, tiếp tục sống bằng nghề phụ hồ, làm nông…

Mua vui, chúc tết gia chủ, chưa chắc được tiền lì xì

Buổi trưa mùng 7 Tết, anh Hùng dẫn các thành viên đội lân gồmVũ, Tuấn, Lời, Nhẫn, Trường, Đồng vào một quán cơm bình dân, ăn uống qua loa. Mồ hôi nhễ nhại, mọi người lùa cơm, ít thức ăn lèo tèotrong đĩa, ăn ngon lành. Vừa múa lân chào năm mới tại một nhà kia xong, vẫn cònmệt nhưngai cũng gọi cơm thêm cho chắc bụng. Đa số "thợ múa"đều còn rất trẻ, đều có quê ởVĩnh Long. Trong đoàn lân có Lời và Đồng là người dân tộc thiểu số Kh’mer.

Chỉ tay qua cậu bé Đồng, anh Hùng nói: “Nó nhỏ nhất trong đoàn lân, mới 13 tuổi. Coi nhỏ xíu vậy chứ đánh trống giỏi lắm đó. Mấy ngày tết nó theo tui lên đây kiếm tiền phụ giúp ba má, mùng 10 là phải về quê đi học lại”.

Anh Hùng đang đứng chờ các đàn em của mình múa lânchúc mừng khai trương một cửa hiệu

Da của Đồng đen nhẻm, đôi mắt sáng, mi rậm. Cậu bé rấtrụt rè với người lạ. Đồng bẽn lẽn: “Con mới lên Sài Gòn lần đầu. Trên đây vui hơn ở quê hả chú? Vài ngày nữa con lạivề quê học rồi”.

Anh Hùng nói tiếp: “Năm này nữa, đã có trên 16 năm tui lên Sài Gòn múa lân vào dịp tết. Tui đangmướn nhà ở đường An Dương Vương, làm chỗ tá túc cho đoàn lân khoảng 40 người. Chủ nhà lấy tiền một tháng 5 triệu, dù mình chỉ ở có nửa tháng cũng vẫn phải trả đủ. Bà xã và con trai của tui cũng lên đây, phụ quản lý hai đoàn lân khác. Sáng sớm là tụi tui chia nhau ra để đi các hướng trong thành phố”.

Là người múa lân chính của đoàn, anh Vũ chia sẻ: “Nghề này cực, chỉ được mấy ngày tết. Những ngày khác tui ở quêlàm phụ hồ. Các anh em khác thì làm ruộng, sống qua ngày. Nhà nghèo mới bỏ Tết lên đây kiếm tiền thôi anh”.

Về thu nhập, anh Hùng cười: “Hên, xui thôi. Tụi tui đi múa lân chúc tết người ta mà, đâu dám đòi hỏi. Ai cho bao nhiêu thì cho... Có khi múa xong, không được cho đồng nào, tụi tuivẫn phải cười”.

Anh Vũ đánh trống, còn Lời đang gõ chiêng tạo nhịp nhạcchocácđồng nghiệp múa lânmừng khai trương

Anh Hùng kể: “Hôm mùng 6, anh em múa bên Nhà Bè. Có mấy ông xỉn treo trên lầu một bao lì xì, thách mấy đứa nhỏ leo lên lấy. Đứa này chồng lên lưng đứa kia, 3 tầng người như vậy, mới lấy được bao lì xì. Mở ra được 300 ngàn. Còn lúc nãy, tụi tui múa ở nhà kia, người ta lì xì được 5.000 đồng. Kệ, có còn đỡ hơn không. Múa phục vụ giới bình dân mà, đâu thể mong tiền cao như những đoàn lân lớn khác được”.

“Nếu chọn những nhà cao cửa rộng, có xe hơi đậu phía trước, vào múa lân chúc xuân, thế nào cũng được 100-200 ngàn. Tụi tui không vụ lợi như vậy, nhà nào cũng vào, không phân biệt giàu nghèo gì hết”, anh Hùng cho biết thêm.

Múa lân chúc mừng năm mới tại một cửa hiệu

Không phải nhà nào cũng chào đón múa lân

Theo chân đoàn Lân của anh Hùng trên phố, đi đến từng nhà, chúng tôi mới cảm nhận được tường tận sự vất vả, nỗi khó khăn của nghề.

Độn chiếc gối to vào chiếc bụng lép kẹp, mang mặt nạ ông địa, với vóc người còm nhom,cậu bé Đồngnhư lội trong bộ đồ đỏ, rộng thùng thình. Tuấn cũng hoàn tất việc hóa trang thành ông thần tài. Nhẫn chui vào phần đầu lân, còn Trường đứng ở phía sau đuôi… Mọi thứ hoàn tất, đoàn lân bắt đầu công việc đi “chúc tết” từng nhà. Trời nóng như đổ lửa, chúng tôi cảm nhận được sự ngột ngạt của các cậu trai trẻ trong những bộ đồ dùng làm kế mưu sinh.

Tiếng trốngchiêng nổi lên rộn ràng. Ông Lân, ông địa, thần tài bước vào thềm một cửa hàng thuốc tây. Một phụ nữ bước ra xua tay đuổi. Mặt ông địa vẫn cười toe toét, mặt ông thần tài vẫn ngời đôn hậu, chỉ có điều đầu hai ông cúi thấp xuống, lầm lũi đi ra. Phía sau hai chiếc mặt nạ vui nhộnđó, là hai tuổi thơ nghèo khó....

Đoàn lân lục tục kéo nhau sang cửa ngôi nhà khác, tạt qua múa chúc tết trướcmột quầy nước mía vỉa hè. Họa hoằn có người vui vẻ, cười tươi, móc 20 ngàn đồng đưa vào miệng lân.

Không được lì xì tiền, mặt ông địa vẫn cười toe toét, mặt ông thần tài vẫn ngời đôn hậu, chỉ có điều đầu hai ông cúi thấp xuống, lầm lũi đi ra

Trong tiếng chiêng “chập cheng”, tiếng trống “tùng tùng”, anh Hùng buồn bã nói: “Các năm trước, mỗi khi Tết, tụi tui đi múa lân chúc mừng khai trương, nhiều khi có ngày được người ta lì xì cả chục triệu. Năm nay, do có một số đoàn lân làm bậy, múa lân rồi ăn cắp điện thoại của người ta nên các đoàn lân đàng hoàng khác bị tai tiếng lây, ít người kêu múa. Từ 30 Tết đến nay, ngày được lì xì nhiều nhất cũng chưa đến 4 triệu. Như hôm nay, từ sáng giờ mới được hơn 1 triệu, trong khi chi phí ăn uống, nước nôi tùm lum hết”.

Theo lời anh Hùng, mỗi thành viên được trả mỗi ngày từ 150 -180 ngàn, tùy thâm niên nghề, bao luôn ăn ở. Coi thu nhập, tưởng nhiều, nhưng qua mùng, trừ hết mọi chi phí, anh Hùng chỉ còn lại khoảng 7 triệu đồng mang về quê.

Bữa trưa đạm bạc của cậu bé người Kh'mer tênĐồng, thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn lân

“Ngày mai, mùng 8 Tết, tụi tui qua quận 5 mần ăn. Nghề này, ngày lẻ ít kiếm được tiền vì người tađa số chọn ngày chẵn để khai trương. Múa đến hết mùng 10, tui về quê tiếp tục nghề gia côngtráicầu lông, kiếm sống. Vợ tui lại bán cơm tấm như mọi ngày. Mấy đứa nhỏ cũng về quê hết, đứalàm ruộng, đứaphụ hồ…Bỏ Tết quêcùng gia đình, lang thang ở Sài Gòn cũng kiếm được chút tiền bằng mồ hôi, công sức của mình. Vậycũng vui rồi”, anh Hùng nói.

Mời độc giả xem thêm một số hình ảnh:

"Tui năm nay 51 tuổi rồi, không còn sức múa lân nữa. Tui chỉ dẫn các em đi làm nghề thôi", anh Hùng vừa kéo xe, vừa nói

Những mảnh đời quê đang bon chen giữa phố phường nhộn nhịp ngày tết

Họ mang niềm vui đầu năm đến mọi nhà, thường không đòi hỏi tiền bạc

Đằng sau chiếc mặt nạ luôn cười toe toét của ông địa là một tuổi thơ đầykhó khăn

Múa lân chúc mừng một... quán nước ven đường

Ông địa nói lời chúc xuân dễ thương đếncô chủquán nước mía

Rời một cửa hàng, không được lì xì

Ông địa đượcchị chủ tiệm chụp hình lì xì vài chục ngàn đồng

Múa lân chúc mừng khai trương một tiệm thuốc tây

Gương mặt tươi vui của ông địa khiến cho nhiều người bật cười

Ông địa và thần tài luôn song hành cùng nhau, mang nhiều tài lộc cho gia chủ trong năm mới

Vào một tiệm sửa xe

Không biết có được lì xì hay không nhưng ông địa vẫn cười toe toét lúc đi ra

Tiếng "chập cheng", "tùng tùng" làm nhộn nhịp cả góc phố ngày đầu năm mới

Đứng chờ, anh Hùng quan sát các đàn em múa lân trên vỉa hè

Buổi cơm trưa đạm bạc của các thành viên đội lân

"Con sắp về quê đi học lại rồi chú", cậu bé Đồng đang học lớp 7 tại Vĩnh Long, nói

Tuấn ăn ngon lành bữa trưa sau những màn múa lân mất nhiều sức lực

Cậu bé Trường kế bên thỉnh thoảng nhường thức ăn cho bạn

"Hôm nay người ta lì xì không nhiều", anh Hùng tâm sự

Bài, ảnh: Dương Cầm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
23 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lên Sài Gòn múa lân mỏi chân, có khi được thưởng... 5.000 đồng