Khi Hồng quân trang bị kém, bị châu Âu bỏ xa về công nghệ quân sự, hướng giải quyết là Liên Xô xâm nhập công nghệ vũ khí Mỹ, để hiện đại hoá lực lượng, theo trang Russia Beyond the Headline ngày 25.5.

Liên Xô xâm nhập công nghệ vũ khí Mỹ như thế nào?

Một Thế Giới | 26/05/2015, 16:06

Khi Hồng quân trang bị kém, bị châu Âu bỏ xa về công nghệ quân sự, hướng giải quyết là Liên Xô xâm nhập công nghệ vũ khí Mỹ, để hiện đại hoá lực lượng, theo trang Russia Beyond the Headline ngày 25.5.

Biện pháp duy nhất này được áp dụng, trong bối cảnh châu Âu chống Nga theo chủ nghĩa Cộng sản, và Liên Xô (LX) không có quan hệ ngoại giao với các cường quốc hàng đầu.

Sau khi cuộc nội chiến Nga kết thúc năm 1922, LX tan hoang, quân đội hoàn toàn suy yếu. Công nghiệp quốc phòng thời Sa hoàng kém xa với châu Âu, dù có thể đóng tàu chiến và sản xuất súng trường. Tàn tích của lĩnh vực này không để lại gì nhiều để phục hồi vào đầu thập niên 1920, nên Liên Xô xậm nhập công nghệ vũ khí Mỹ.

Khi Hồng quân LX tăng quân trong các năm nội chiến, kho vũ khí của họ không thể bì với các nước láng giềng, và chắc chắn không phù hợp với một thế lực quân sự hàng đầu.

Giải pháp duy nhất là tái tập công nghệ quân sự quốc gia, vốn kém xa phương tây về công nghệ và khả năng thiết kế.

Vì trong khi phe Bạch Nga và Hồng quân LX đánh nhau, châu Âu đã áp dụng những kinh nghiệm Thế chiến 2 để lập lên thời hoàng kim về kỹ thuật quân sự. Chẳng ai vội chia sẻ các tri thức này với LX.

Cuối thập niên 1920, kinh tế LX phục hồi vừa đủ để cho phép chính phủ LX cấp quỹ mua khí tài quân sự từ nước ngoài.

Và khi châu Âu cùng Mỹ sa vào cuộc Đại suy thoái kinh tế năm 1929, vàng của Nga trở nên có ích đối với họ.

Atorm sử dụng các mưu mẹo của chủ nghĩa tư bản

Vì LX không có quan hệ ngoại giao với nhiều nước phương Tây, họ phải mở các công ty tư nhân để mua bán khí tài quân sự.

Tập đoàn thương mại Arcos ở Anh cùng Amtorg làm ăn ở Mỹ cho chính phủ LX, điều phối toàn bộ các tình huống hợp tác kỹ thuật, từ xác định, chọn lọc  phương tiện quân sự nào nên mua, cho đến tổ chức cho các kỹ sư LX tham quan những  nhà máy sản xuất của Mỹ.

Trên hết, LX cần công nghệ máy bay Mỹ. Năm 1922, LX nhận được một động cơ chiếc Liberty V12 vốn đạt độ tín cậy và chất lượng sản xuất.

LX quyết định sao chép mẫu động cơ này để sản xuất hàng loạt tại một xí nghiệp ở Moscow.

Nhưng một động cơ thì chưa đủ. Còn phải có tài liệu kỹ thuật kèm theo, linh kiện… cho một dự án lớn, nên việc tập hợp những món còn thiếu này được giao cho Amtorg, cùng số tiền 1,5 triệu USD để mua sắm, một món tiền lớn vào thời đó.

Nhưng dù nhiều tiền, các đại diện LX lạ va phải sự không tin tưởng những nỗ lực của họ, vì bất kỳ công ty nào của LX đều lập tức bị nghi ngờ, miễn cưỡng bán hàng số lượng lớn.

Vì thế, Amtorg phải mau chóng làm chủ những mưu mẹo của chủ nghĩa tư bản, gồm tổ chức các công ty vỏ bọc, cùng những doanh nghiệp “biến mất trong đêm” để làm ăn thay họ.

Đợt hàng động cơ Liberty và 350 bộ đánh lửa được mua thông qua một công ty vỏ bọc là Zaustinsky Office. Nhung chỉ vài năm sau, các kênh mua bán trực tiếp được lập, LX không còn cần dạng công ty vỏ bọc này nữa.
Lien Xo xam nhap cong nghe vu khi My
LX mua động cơ Liberty  
LX hưởng lợi từ cuộc Đại suy thoái

Hàng tấn hàng hoá về đến nhờ Amtorg, vận chuyển nhờ một dịch vụ vận tải đặc biệt do Ủy ban ngoại thương LX thành lập.

Riêng năm 1925, Amtorg mua linh kiện máy bay trị giá 400.000 USD, kèm theo nhiều container sách, tài liệu… do các công ty Mỹ cung cấp.

Năm 1929, một sĩ quan không quân LX đến Mỹ, với nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở sản xuất dù. Vị khách LX không chỉ được xem cách sản xuất, mà còn được mời thử thực hiện một cuộc nhảy dù.

Thích thú với trả nghiệm này, vị sĩ quan về nước quảng bá dù, và dẫn đến việc LX lập đơn vị lính dù đầu tiên.

Ban đầu, người Mỹ miễn cưỡng bàn chuyện bán cả một chiếc máy bay cho người Nga.

Nhưng cuộc Đại suy thoái kinh tế 1929 buộc người Mỹ phải nhượng bộ. Năm 1934, các đoàn LX bắt đầu đến Mỹ mua những mẫu phương tiện và công nghệ, dưới sự giám sát của nhà thiết kế  máy bay dân sự Andrei Tupolev và Mikhail Gurevich, người thiết kế chiến đấu cơ MiG. 

Năm 1936, LX mua và lái chiếc vận tải cơ DC-3 về nước, cùng các mẫu thuyền và máy bay dùng để đổ bộ, và thậm chí mua được một chiếc máy bay tấn công mặt đất.

Các đoàn Nga cũng suýt có được “viên kim cương trên vương miện” của kỹ nghệ máy bay Mỹ: oanh tạc cơ hạng nặng “Pháo đài bay” B-17, vốn đã có hàng ngàn chiếc được sử dụng để đánh trục quân phiệt Đức-Nhật hồi Thế chiến 2.

Nhưng vì giá bán B-17 quá cao, đoàn Nga đành thôi không mua.

Không như xe tăng Mỹ được LX mua cũng từ các kênh trên, không một mẫu khí tài nào được LX đưa vào sản xuất.

Nhưng nhiều yếu tố tốt nhất của chúng được ứng dụng vào thiết kế và sản xuất hàng loạt một số máy bay quân sự hiệu quả nhất của LX.

Bích Ngọc  (theo Russia Beyond the headline) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
3 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên Xô xâm nhập công nghệ vũ khí Mỹ như thế nào?