Những con ếch vàng Panama cuối cùng ở Trung Mỹ có nguy cơ biến mất do một loài nấm được gọi là “chytrid” gây bệnh trên da.

Loài ếch vàng độc nhất thế giới có thể bị diệt vong vì 'siêu nấm'

Long Hải | 14/09/2020, 14:50

Những con ếch vàng Panama cuối cùng ở Trung Mỹ có nguy cơ biến mất do một loài nấm được gọi là “chytrid” gây bệnh trên da.

Ếch vàng Panama hiện được liệt kê vào nhóm “cực kỳ nguy cấp” trong sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Dù từng là loài tương đối phổ biến nhưng các nhà khoa học cho biết chúng đã không được nhìn thấy từ năm 2009 và đã biến mất hoàn toàn trong tự nhiên. Hiện chỉ còn khoảng 1.500 cá thể sống trong các vườn thú và trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới.

Quần thể ếch vàng Panama đang bị đe dọa bởi một loại nấm siêu lây lan được gọi là “chytrid”. Vi sinh vật này là tác nhân gây ra căn bệnh truyền nhiễm khủng khiếp chytridiomycosis, khiến khoảng 30 loài biếnmất trong quá khứ. Loại nấm này sẽ lây nhiễm vào da của ếch, sau đó gây ra tổn thương không thể phục hồi đối với các chức năng sống và cuối cùng khiến chúng tử vong do suy tim.

Angie Estrada, nhà sinh vật học tại Đại học Công nghệ Virginia (Mỹ), nói với AFP: “Đó là một căn bệnh khá đột ngột và đau đớn. Nấm chytrid ảnh hưởng rất lớn đến quần thể ếch và có thể khiến chúng chết hàng loạt. Động vật bị lây nhiễm chắc chắn không thể sống sót. Bất cứ nơi nào trên thế giới có động vật lưỡng cư thì loàinấm này đã ở đó”.

Nấm chytrid được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 20 tại Bán đảo Triều Tiên và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Nó đến Panama vào đầu những năm 1990 và tàn phá hệ sinh thái kể từ đó. Ếch vàng không phải là loài duy nhất gặp nguy hiểm ở Panama. Loài siêu nấm này ảnh hưởng đến cả cóc, kỳ nhông, bộ Không chân (Caecilian) và thậm chí là các loài không phải lưỡng cư.

Roberto Ibanez, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian (STRI) ở Panama, nơi có khoảng 200 loài động vật đang được nuôi nhốt, cho biết khoảng 1/3 trong số 225 loài lưỡng cư của đất nước đang bị đe dọa theo một cách nào đó”.

Mối đe dọa lớn nhất đối với những loài lưỡng cư này là bệnh chytridiomycosis, mặc dù nạn phá rừng và hủy hoại môi trường cũng góp phầnkhiến vấn đề trở nên tồi tệ. Các nhà khoa học đã liên hệ căn bệnh này với sự suy giảm quần thể lưỡng cư trên toàn cầu, với một ước tính cho thấy nó đã ảnh hưởng đến khoảng 30% số loài lưỡng cư trên thế giới.

Vừa qua, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã công bố một báo cáo cho thấy rằng hơn 2/3 số loài động vật có xương sốngđã bị xóa sổ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ. Các khu vực nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ nằm trong số các nơi bị tổn thất nặng nề nhất. “Trong tất cả các loài thì động vật lưỡng cư bị đe dọa nhiều nhất”, tổ chức nàynhấn mạnh.

Ếch vàng Panama là một trong những loài động vật độc nhất trên thế giới. Theo các nhà khoa học ởSTRI, da của một con ếch dài khoảng hơn 6cm chứa đủ chất độc để giết chết hơn 1.000 con chuột.

Long Hải (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Loài ếch vàng độc nhất thế giới có thể bị diệt vong vì 'siêu nấm'