Tổ chức Sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI, thuộc Đại học Bắc Kinh) xác định máy bay trinh sát RC-135S của không quân Mỹ lúc di chuyển qua Hoàng Hải - nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên - đã thay đổi mã nhận dạng thành máy bay Philippines.

Máy bay Mỹ ngụy trang khi giám sát Trung Quốc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 25/09/2020, 10:59

Tổ chức Sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI, thuộc Đại học Bắc Kinh) xác định máy bay trinh sát RC-135S của không quân Mỹ lúc di chuyển qua Hoàng Hải - nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên - đã thay đổi mã nhận dạng thành máy bay Philippines.

RC-135S dùng mã hex cấp cho một chiếc máy bay Philippines lúc hiện diện tại Hoàng Hải, sau khi hoàn thành nhiệm vụ mới chuyển về số hiệu ban đầu, theo SCSPI. Cơ quan giám sát Aircraft Spots cũng đưa ra thông tin tương tự.

Mã hex được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế quy định cho mọi loại máy bay như công cụ để nhận dạng, giúp tránh nguy cơ nhận dạng sai cũng như ngăn ngừa va chạm.

Tuần trước, SCSPI cùng tạp chí Popular Mechanics cũng đưa tin RC-135S ngụy trang thành máy bay dân dụng Malaysia áp sát không phận Trung Quốc, tuần tra vùng biển quốc tế giữa đảo Hải Nam vàquần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam).

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng cáo buộc quân đội Mỹ dùng phương thức đổi mã hex hơn 100 lần trong năm nay. Giới phân tích đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ tăng cường giám sát Trung Quốc.

Theo nhà bình luận quân sự Nghê Lạc Hùng thuộc Đại học Thượng Hải, mục tiêu mà nhiệm vụ trinh sát nhắm đến là tín hiệu liên lạc và radar của quân đội Trung Quốc.

“Nếu máy bay do thám Mỹ xuất hiện thì hoạt động điện tử truyền tin sẽ lập tức ngừng lại. Nhưng nếu chỉ là máy bay dân sự, hoạt động diễn ra bình thường và bị ghi lại đem về phân tích”, nhà bình luận Nghê phân tích.

Giáo sư Hồ Dật Sơn - cố vấn cho Trung tâm Nghiên cứu Thái Bình Dương (Malaysia) - nhận xét động thái ngụy trang để tuần tra là một canh bạc có tính toán, vì dịch COVID-19 khiến thời điểm hiện tại không có nhiều chuyến bay dân sự.

Nhà nghiên cứu Collin Koh thuộc Học viện Quan hệ quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) cho biết bất chấp căng thẳng song phương leo thang, phía Trung Quốc không thể nào sử dụng hệ thống phòng không tấn công một máy bay chưa rõ danh tính, dù hoạt động hàng không đó có đáng ngờ đi chăng nữa.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Thời gian và nguồn lực có hạn, làm việc nào cần dứt điểm việc đó
“Làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó trong bối cảnh công việc nhiều, yêu cầu cao, thời gian và nguồn lực có hạn”, Thủ tướng nói.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Máy bay Mỹ ngụy trang khi giám sát Trung Quốc