Sir Alex Ferguson dự tính rời Manchester United và giã từ sự nghiệp HLV bóng đá vào mùa hè năm 2002. Thế nhưng, ông ấy đã thay đổi ý định sau lời khuyên của vợ là bà Lady Cathy và nỗi lo về việc Sven-Goran Eriksson, HLV đội tuyển Anh lúc bấy giờ, sẽ kế nhiệm ông.
Thể thao

Mối lo về Sven-Goran Eriksson khiến Sir Alex thay đổi lịch sử Man United như thế nào?

Sơn Vân 18:52 11/01/2024

Sir Alex Ferguson dự tính rời Manchester United và giã từ sự nghiệp HLV bóng đá vào mùa hè năm 2002. Thế nhưng, ông ấy đã thay đổi ý định sau lời khuyên của vợ là bà Lady Cathy và nỗi lo về việc Sven-Goran Eriksson, HLV đội tuyển Anh lúc bấy giờ, sẽ kế nhiệm ông.

Khi rời Man United vào năm 2013, Sir Alex Ferguson đã 13 lần nâng cao chức vô địch Premier League. Có thể khẳng định ông đã nghỉ hưu với tư cách là HLV vĩ đại nhất mà bóng đá Anh từng chứng kiến.

Thế nhưng, nếu HLV huyền thoại người Scotland không thực hiện cú "quay xe" lớn nhất cuộc đời để từ bỏ kế hoạch nghỉ hưu ở tuổi 60 thì di sản của ông có thể đã rất khác.

Sir Alex Ferguson khẳng định rằng chính người vợ quá cố Lady Cathy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi quyết định của ông vào năm 2002, qua đó giữ ông ở lại sân Old Trafford thêm 11 năm nữa. Ngoài ra, Sir Alex Ferguson cũng bị thôi thúc tiếp tục nắm quyền ở sân Old Trafford bởi mối lo về những gì sẽ đến sau khi ông ra đi. Cụ thể là HLV đội tuyển Anh lúc bấy giờ, Sven-Goran Eriksson.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Fergie đầu mùa giải 1997/98, nhà báo Simon Mullock của tờ Mirror tiết lộ kế hoạch của ông về việc rời bỏ công việc yêu thích và nghỉ hưu vào mùa hè năm 2002.

Simon Mullock viết: "Mặt trời đang chiếu sáng trên Old Trafford khi chúng tôi ngồi ở một trong những hàng ghế ở nơi mà ngày nay là khán đài Sir Bobby Charlton với một chiếc đĩa xếp chồng lên nhau với bánh mì bít tết và một ấm trà. Mùa giải trước (1996/97), Sir Alex Ferguson đã cấm một nhà báo của Manchester Evening News vì đăng bài rằng ông sẽ nghỉ việc vào mùa hè năm đó, sau khi niềm vui giành chức vô địch Premier League lần thứ 4 trong 5 mùa giải bị giảm sút bởi nỗi thất vọng thất bại trong trận bán kết Champions League trước Borussia Dortmund. Vì vậy, tôi biết mình phải cẩn thận. Thế nhưng, khi cuộc trò chuyện chuyển sang bàn về quyết định giải nghệ của Eric Cantona vào cuối mùa giải trước đó, nó đã mở ra cơ hội. Dĩ nhiên Fergie đã lường trước câu hỏi này. Thay vì im lặng, ông ấy tiết lộ rằng kế hoạch của mình là nghỉ hưu vào năm 2002 ở tuổi 60.

Sau đó, người đàn ông vĩ đại này đi sâu vào chi tiết về việc cảm thấy áp lực như thế nào khi 5 năm nữa làm HLV cho CLB lớn nhất nước Anh và điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến bản thân ông. Ông ấy cũng kể về việc cha mình đã qua đời ở tuổi 67 và không thể tận hưởng bất kỳ loại hình nghỉ hưu nào sau một thời gian vất vả làm việc tại các nhà máy đóng tàu ở Govan (Scotland). Công bằng mà nói thì bài báo tiếp theo của tôi đã gây được tiếng vang lớn.

Manchester United có 5 năm để tìm kiếm người kế nhiệm Sir Alex và đến mùa thu năm 2001, Sven-Goran Eriksson chính là ứng cử viên sáng giá nhất. Chiến lược gia người Thụy Điển này có kinh nghiệm huấn luyện tại Bồ Đào Nha, Ý và đang trên đà dẫn dắt đội tuyển Anh đến với VCK World Cup sau chiến thắng 5-1 trước Đức tại Munich.

moi-lo-ve-sven-goran-eriksson-khien-sir-alex-thay-doi-lich-su-man-united-nhu-the-nao.jpg
Sven-Goran Eriksson nổi lên là mục tiêu số 1 của Manchester United năm 2002, điều mà Sir Alex Ferguson không hứng thú - Ảnh: AllSport

Sir Alex Ferguson khẳng định bà Cathy đóng vai trò then chốt trong việc thuyết phục ông thay đổi suy nghĩ. Tuy nhiên, ý tưởng giao chiếc chìa khóa "đế chế" của mình cho Eriksen chắc chắn đã khiến ông hoang mang.

HLV người Scotland không được hội đồng quản trị Manchester United đề nghị đưa ra lời khuyên về việc ai sẽ là người kế nhiệm ông. Tuy nhiên, điều rõ ràng là các cầu thủ Manchester United đã gần như hết mục tiêu trong mùa giải được cho là cuối cùng của Sir Alex khi Quỷ đỏ chỉ đứng thứ ba tại Premier League, thua ở bán kết Champions League và bị loại sớm khỏi các cúp quốc nội.

Kết thúc như một kẻ thua cuộc không có trong kịch bản của Sir Alex Ferguson. Trong thập kỷ tiếp theo, bất chấp sự nổi lên của Chelsea và Manchester City, Manchester United sẽ giành thêm 6 chức vô địch Premier League, 1 Champions League, 1 FA Cup và 3 League Cup dưới thời Sir Alex. Tính cả Club World Cup và 5 Community Shields thì thầy trò ông giành thêm tổng cộng 17 danh hiệu.

Hết năm 2013, Sir Alex Ferguson được ban cho quyền chọn người kế nhiệm ông. Sir Alex Ferguson đã chọn người đồng hương David Moyes, song đó là một câu chuyện khác".

Sven-Goran Eriksson tiết lộ mắc bệnh nan y

Sven-Goran Eriksson tiết lộ ông được các bác sĩ dự đoán chỉ còn sống tối đa một năm.

"Mọi người đều biết tôi mắc một căn bệnh nan y. Dự đoán ban đầu là ung thư và kết quả xét nghiệm đúng là như vậy", Eriksson tiết lộ tình trạng sức khỏe trên kênh phát thanh P1 (Thụy Điển) hôm 10.1.2024.

Ông chia sẻ: "Các bác sĩ nói tôi còn sống nhiều nhất là một năm. Dẫu sao tôi phải chiến đấu đến chừng nào còn có thể".

HLV một thời của đội tuyển Anh và Manchester City cũng tiết lộ các bác sĩ nói căn bệnh của ông "không thể phẫu thuật và mọi cố gắng lúc này chỉ để duy trì sự sống càng lâu càng tốt".

Chiến lược gia người Thụy Điển phát hiện ung thư sau khi ngất xỉu trong một buổi chạy bộ. Trước đó, Sven-Goran Eriksson vẫn duy trì chế độ chạy bộ khoảng 5 km/ngày.

"Tôi biết rằng trong trường hợp tốt nhất tôi chỉ có thể sống được khoảng 1 năm, trong trường hợp xấu nhất thậm chí còn ít hơn. Tôi không bị đau đớn gì nhiều, nhưng tốt nhất là không nên nghĩ nhiều về nó. Bạn phải đánh lừa bộ não của bạn. Tôi có thể cứ đi khắp nơi, nghĩ về điều đó hoặc ngồi ở nhà, đau khổ và nghĩ rằng mình không may mắn... Nhưng không hãy nhìn vào những mặt tích cực của mọi việc và đừng vùi đầu vào những đau khổ", ông thổ lộ.

Sven-Goran Eriksson từng dẫn dắt Lazio, Manchester City, Lazio và nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau như Mexico, Bờ Biển Ngà, Philippines, Anh. Trong đó, đội tuyển Anh là nơi mà ông gắn bó 5 năm với 67 trận cầm quân, thắng 40 trận, hòa 17 trận và thua 10 trận.

Từ năm 2001 đến 2006, Sven-Goran Eriksson dẫn dắt đội hình được gọi là "thế hệ vàng" của tuyển Anh gồm David Beckham, Steven Gerrard, Wayne Rooney và Frank Lampard. Ông giúp Tam sư vào tứ kết ba lần liên tiếp tại các giải đấu lớn (World Cup 2002, Euro 2004 và World Cup 2006).

Sau khi rời đội tuyển Anh vào năm 2006, Sven-Goran Eriksson đã trải qua nhiều bến đỗ khác nhau nhưng không có thành công nào đáng chú ý. Trong giai đoạn 2018-2019, Sven-Goran Eriksson là HLV trưởng tuyển Philippines.

Cách đây 11 tháng, ông đã từ chức Giám đốc thể thao CLB Karlstad (Thụy Điển) vì vấn đề sức khỏe.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mối lo về Sven-Goran Eriksson khiến Sir Alex thay đổi lịch sử Man United như thế nào?